XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG ADENOSIN, CORDYCEPIN TRONG ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO NUÔI CẤY VÀ ỨNG DỤNG KIỂM TRA MỘT SỐ MẪU TRÊN THỊ TRƯỜNG
DOI:
https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.343Từ khóa:
HPLC, adenosin, cordycepin, đông trùng hạ thảo, Cordyceps militarisTóm tắt
Mục tiêu: Xây dựng phương pháp định lượng adenosin và cordycepin trong đông trùng hạ thảo (Cordyceps militaris) nuôi cấy và ứng dụng kiểm tra một số mẫu trên thị trường.
Đối tượng và phương pháp: Các mẫu đông trùng hạ thảo nuôi cấy tại Viện Kiểm nghiệm nghiên cứu dược và trang thiết bị y tế Quân đội và một số mẫu trên thị trường. Khảo sát lựa chọn điều kiện sắc kí, dung môi chiết mẫu và thẩm định phương pháp định lượng theo hướng dẫn của ICH.
Kết quả: Xây dựng thành công phương pháp định lượng đồng thời adenosin và cordycepin trong đông trùng hạ thảo nuôi cấy bằng HPLC. Áp dụng phương pháp đã xây dựng để định lượng 3 mẫu quả thể đông trùng hạ thảo nuôi cấy tại Viện và 4 mẫu trên thị trường (3 mẫu quả thể và 1 mẫu viên nang). Kết quả cho thấy hàm lượng adenosin và cordycepin trong các mẫu quả thể tương ứng nằm trong khoảng từ 2,26-2,98 mg/g và 1,73-6,51 mg/g tính theo khối lượng khô, trong mẫu viên nang tương ứng là 0,13 mg/viên và 0,86 mg/viên tính theo khối lượng trung bình bột thuốc trong nang.
Kết luận: Có thể ứng dụng phương pháp để phân tích một số mẫu đông trùng hạ thảo và viên nang, góp phần kiểm soát chất lượng các sản phẩm chứa đông trùng hạ thảo trên thị trường; đồng thời, áp dụng phân tích, nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới từ đông trùng hạ thảo.
Tài liệu tham khảo
Phạm Văn Hiển, Nguyễn Duy Bắc và cộng sự (2016), “Đánh giá hàm lượng adenosin và cordycepin trong các bộ phận khác nhau của đông trùng hạ thảo nuôi cấy (Cordyceps sinensis (Berk) Sacc) bằng phương pháp HPLC”, Tạp chí Dược học, 56 (10), pp. 28-32.
Phan Lê Hiền, Hà Minh Hiển (2019), “Nghiên cứu xây dựng quy trình định lượng cordycepin trong đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris bằng phương pháp HPLC”, Tạp chí Dược học, 59 (3), pp. 20-23.
Cleaver P.D, Loomis-Powers M, Patel D (2004), “Analisis of quality and techniques for hybridization of medicinal fungus Cordyceps sinensis (Berk.) Sacc.(Ascomycetes)”, International Journal of Medicinal Mushrooms, 6 (2).
Chinese Pharmacopoeia Commission (2010), Pharmacopoeia of the people's republic of China, Vol. I, China Medical Science Press.
Hsu T.H, Shiao L.H et al (2002), “A comparison of the chemical composition and bioactive ingredients of the Chinese medicinal mushroom DongChongXiaCao, its counterfeit and mimic, and fermented mycelium of Cordyceps sinensis”, Food chemistry, 78 (4), pp. 463-469.
International Council for Harmonisation of Technical Requirements for Pharmaceuticals for Human Use (ICH) (2005), ICH guideline Q2(R1) & Q2(R2): validation of analitical procedures, Secretariat, ICH, Editor^Editors, Geneva.
Tuli H.S, Sandhu S.S, Sharma A.K (2014), “Pharmacological and therapeutic potential of Cordyceps with special reference to Cordycepin”, 3 Biotech. 4, pp. 1-12.
Yue K, Ye M et al (2013), “The genus Cordyceps: a chemical and pharmacological review”, Journal of Pharmacy and Pharmacology, 65 (4), pp. 474-493.
Zhang J, Wen C et al (2019), “Advance in Cordyceps militaris (Linn) Link polisaccharides: Isolation, structure, and bioactivities: A review”, International journal of biological macromolecules. 132, pp. 906-914.
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Chấp nhận đăng 13-12-2023
Ngày xuất bản 19-08-2024