NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG 72 BỆNH NHÂN CÓ CHỈ ĐỊNH NỘI SOI RUỘT NON BÓNG KÉP VÀ VAI TRÒ CỦA KĨ THUẬT TRONG CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ
DOI:
https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.312Từ khóa:
Nội soi ruột non, bóng kép, bệnh lí ruột nonTóm tắt
Mục tiêu: Nhận xét đặc điểm lâm sàng các bệnh nhân có chỉ định thực hiện nội soi ruột non bóng kép và vai trò của kĩ thuật trong chẩn đoán, điều trị.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang trên 72 bệnh nhân có chỉ định và được thực hiện nội soi ruột non bóng kép trong chẩn đoán, điều trị, tại Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Quân y 110, từ tháng 01/2015 đến tháng 3/2023.
Kết quả: Bệnh nhân trung bình 43 ± 16,7 tuổi, còn trong độ tuổi lao động là 80,5% bệnh nhân. Tỉ lệ giới tính bệnh nhân nam/nữ là 1,12/1. 44,4% bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh lí mạn tính. Triệu chứng lâm sàng thường gặp là thiếu máu (77,2%), đau bụng (61,1%), đại tiện phân máu/phân đen (50,0%). 61,1% bệnh nhân nội soi hết toàn bộ ruột non. Tỉ lệ chẩn đoán bệnh lí ruột non đạt 47,2%. Đặc điểm tổn thương ở ruột non: viêm loét ruột non: 41,2%; u ruột non: 23,5%; chảy máu: 11,8%, dị vật thức ăn: 11,8%. Có 23,5% bệnh nhân can thiệp điều trị thành công qua nội soi ruột non bóng kép.
Kết luận: Nội soi ruột non bóng kép vừa giúp chẩn đoán bệnh chính xác, vừa giúp can thiệp điều trị hiệu quả các bệnh lí ruột non.
Tài liệu tham khảo
Nguyễn Thị Hương Giang và cs (2014), Nghiên cứu ứng dụng kĩ thuật nội soi ruột non bóng kép trong thăm dò ruột non, Luận văn tiến sĩ Đại học Y Hà Nội.
Kiều Văn Tuấn, Trần Việt Hùng và cs (2012), “Vai trò của nội soi ruột non bóng đơn trong chẩn đoán và điều trị bệnh lí ruột non”, Tạp chí Y học thực hành, số 12-2012, tr. 98-102.
Đỗ Xuân Hợp (1977), Mạch máu của dạ dày, Giải phẫu bụng, Nhà xuất bản Y học, tr130-131.
Phạm Hữu Tùng, Hồ Đăng Quý Dũng và Trần Đình Trí (2012), “Hiệu quả bước đầu của nội soi ruột non trong chẩn đoán và điều trị xuất huyết ở ruột non tại Bệnh viện Chợ Rẫy”, Tạp chí Khoa học Tiêu hóa Việt Nam, 7 (26): 1757-1761.
Roushan N, et al (2014), “Double-balloon Enteroscopy: The results of a new experience in Iran”, Med J Islam Repub Iran. 28: p.19.
Jeon S.R and Kim J.O (2013), “Deep Enteroscopy: Which Technique Will Survive?”. Clin Endosc. 46 (5): p. 480-5.