KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU TÁN SỎI THẬN QUA DA VỚI ĐƯỜNG HẦM NHỎ DƯỚI HƯỚNG DẪN CỦA SIÊU ÂM, TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 354, TỪ NĂM 2018-2022

Các tác giả

  • Đinh Xuân Nam Bệnh viện Quân y 354
  • Đỗ Vũ Hải Bệnh viện Quân y 354
  • Nguyễn Tiến Giang Bệnh viện Quân y 354
  • Nguyễn Văn Linh Bệnh viện Quân y 354
  • Nguyễn Kiều Minh Bệnh viện Quân y 354

DOI:

https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.422

Từ khóa:

Sỏi thận, tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả bước đầu tán sỏi thận qua da với đường hầm nhỏ dưới hướng dẫn của siêu âm tại Bệnh viện Quân y 354.

Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu 82 bệnh nhân sỏi thận, thực hiện tán sỏi qua da với đường hầm nhỏ dưới hướng dẫn của siêu âm, tại Khoa Ngoại chung, Bệnh viện Quân y 354, từ tháng 5/2018 đến tháng 9/2022.

Kết quả: Bệnh nhân trung bình 56,6 ± 10,81 tuổi; tỉ lệ giới tính nam/nữ = 2,9. Tỉ lệ sỏi bể thận đơn thuần chiếm 28,8%. Kích thước trung bình sỏi thận là 25,75 mm. Thời gian tán sỏi kéo dài từ 20 phút đến 150 phút, trung bình 91,92 ± 22,58 phút. Thời gian bệnh nhân nằm viện trung bình 11,31 ngày. Tỉ lệ sạch sỏi ngay sau các lần tán sỏi chiếm 91,5%. Biến chứng gặp: chảy máu 6,0%, nhiễm khuẩn huyết 6,0%. Không bệnh nhân nào phải chuyển phẫu thuật mở.

Tài liệu tham khảo

Bộ Y tế, Quy trình kĩ thuật mini - PCNL bằng máy tán laser dưới định vị siêu âm hoặc C.Arm, Quyết định số 5731-QĐ/BYT của Bộ Y tế ngày 21/12/2017, tr. 8-16.

Vũ Nguyễn Khải Ca và CS (2015), “Tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ dưới hướng dẫn của siêu âm”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 19 (4), tr. 277-281.

Nguyễn Việt Cường và CS (2019), “Kết quả phẫu thuật mini - PCNL bằng Laser Holium tại Bệnh viện Quân y 175”, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 481, tháng 8 năm 2019, tr. 102-107.

Phạm Việt Hà, Vũ Thanh Tùng (2019), “Những kinh nghiệm bước đầu trong phẫu thuật nội soi mini - PCNL tại Bệnh viện E”, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 481, tháng 8/2019, tr. 39-48.

Nguyễn Tiến Khương và CS (2020), “Đánh giá kết quả sớm mini - PCNL tại Bệnh viện Quân y 105”, Tạp chí Y học Việt Nam, Tập 509 tháng 12, số chuyên đề năm 2021, tr. 130-135.

Hoàng Long, Chu Văn Lâm và CS (2019), “Hiệu quả mini - PCNL ở tư thế nằm nghiêng và không dẫn lưu thận”, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 481, tháng 8/2019, tr. 180-193.

Lê Huy Ngọc, Trần Văn Hinh và CS (2019), “Đánh giá kết quả sớm của phương pháp mini - PCNL điều trị sỏi thận”, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 481, tháng 8/2019, tr. 229-235.

Đỗ Trường Thành, Đỗ Ngọc Sơn và CS (2019), “Hiệu quả phương pháp mini - PCNL dưới hướng dẫn của siêu âm, BN tư thế nằm nghiêng tại Bệnh viện Việt Đức”, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 481, tháng 8/2019, tr. 300-306.

Dương Văn Trung, Trần Văn Hinh (2019), “Kinh nghiệm mini - PCNL định vị bằng siêu ấm trên 1.200 BN”, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 481, tháng 8/2019, tr. 350-356.

Kiều Đức Vinh và CS (2015), “Kết quả phẫu thuật lấy sỏi thận qua da tại Bệnh viện 108”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 19 (4), tr. 111-116.

Abdelhafez M.F et al, (2012), “Minimally invasive percutaneous nephrolitotripies (PCNL) as an effective and safe procedure for large renal stone”, BJU Int, 110: 114-119.

Celik H et al (2015), “An overview of percutaneous nephrolithotomy”, EMJ. Urology, 3 (1), pp. 46-52.

Guohua Z et al (2007), “Minimally invasive percutaneous nephrolithotomy for staghorn calculi: a novel single session approach via multiple 14-18Fr tracts”, Surg laparosc Endosc percutan tech, 17, pp.124-128.

Li Jianxing est al (2014), “Complicaton and safety of ultrasound guided percutaneous Nephrolithotomy in 8025 cases in China”, Chin Med J 2014; 127(24); 4184-4189.

Tải xuống

Cách trích dẫn

Đinh Xuân Nam, Đỗ Vũ Hải, Nguyễn Tiến Giang, Nguyễn Văn Linh, & Nguyễn Kiều Minh. (2024). KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU TÁN SỎI THẬN QUA DA VỚI ĐƯỜNG HẦM NHỎ DƯỚI HƯỚNG DẪN CỦA SIÊU ÂM, TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 354, TỪ NĂM 2018-2022. Tạp Chí Y học Quân sự, (369), 6. https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.422
 Ngày nhận bài      15-03-2024
 Chấp nhận đăng  23-04-2024
 Ngày xuất bản      08-05-2024