THỰC TRẠNG MẮC HỘI CHỨNG THỊ GIÁC MÀN HÌNH MÁY TÍNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỘ ĐỘI TÁC CHIẾN KHÔNG GIAN MẠNG

Các tác giả

  • Trần Ngọc Tiến Cục Quân y
  • Cao Vân Trường Cục Quân y
  • Nhâm Sỹ Duy Trung Cục Quân y
  • Nguyễn Tất Thắng Cục Quân y
  • Phan Tân Dân Viện Y học dự phòng Quân đội phía Nam
  • Lê Ngọc Phú Cục Quân y
  • Bùi Duy Hoàn Học viện Quân y
  • Doãn Thanh Hà Viện Y học dự phòng Quân đội
  • Vũ Thị Trúc Quỳnh Bệnh viện Quân y 175

DOI:

https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.509

Từ khóa:

Hội chứng thị giác màn hình máy tính, tác chiến không gian mạng, thiết bị đầu cuối hiển thị video

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỉ lệ mắc hội chứng thị giác màn hình máy tính và tìm hiểu một số yếu liên quan trên bộ đội tác chiến không gian mạng.

Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 441 quân nhân thuộc các đơn vị tác chiến không gian mạng (nhóm 1 gồm 222 người, liên tục tiếp xúc với màn hình máy tính trong thời gian làm việc và nhóm 2 gồm 219 người, không thường xuyên tiếp xúc với màn hình máy tính trong thời gian làm việc). Khám thị lực, điều tra về hội chứng thị giác màn hình máy tính bằng bộ câu hỏi hội chứng thị giác màn hình máy tính và các yếu tố nghề nghiệp, điều kiện lao động có liên quan.

Kết quả: Đối tượng nghiên cứu có 74,4% tuổi đời 41 tuổi và 53,1% tuổi nghề 10 năm. Nhóm 1 có tỉ lệ mắc hội chứng thị giác màn hình máy tính là 77,5%, cao hơn so với nhóm 2 (với p < 0,05); nguy cơ mắc hội chứng này ở nhóm 1 cao hơn gấp 2,3 lần so với nhóm 2. Các triệu chứng biểu hiện ở nhóm 1 có tỉ lệ cao hơn so với nhóm 2, rõ ràng nhất là triệu chứng chớp mắt quá nhiều, đau nhức mắt, nặng mí mắt, nhìn đôi và đau đầu (p < 0,05). Ở cả 2 nhóm, tỉ lệ mắc hội chứng thị giác màn hình máy tính với thời gian sử dụng máy tính trong khoảng từ 5-8 giờ chiếm tỉ lệ cao nhất (50,0% và 54,2%). Người mắc hội chứng thị giác màn hình máy tính có thời gian sử dụng máy tính lâu hơn người không mắc (p < 0,05). Nguy cơ mắc hội chứng thị giác màn hình máy tính ở người ngồi cách màn hình ≤ 50 cm cao gấp 1,5 lần, có tật khúc xạ mắt cao gấp 2,1 lần và chiếu sáng không đủ để làm việc cao gấp 7,9 lần so với người không có các đặc điểm này.

Tài liệu tham khảo

American Optometric Association: CVS - Occup Heal Saf. 1993:1-8.https://www.aoa.org/ patients-and-public/caring-for-your-vision/ protectingyour-vision/computer-vision- syndrome. Accessed November 20, 2019.

Alamri A, Amer K.A, Aldosari A.A, et al (2022), “Computer vision syndrome: Symptoms, risk factors, and practices”, J Family Med Prim Care, 11(9), 5110-5115.

Dessie A, Adane F, Nega A, et al (2018), “CVS and associated factors among computer users in Debre Tabor Town, Northwest Ethiopia”, J Environ Public Health, 2018, 4107590.

Poudel S, Khanal S. P (2020), “Magnitude and Determinants of Computer Vision Syndrome (CVS) among IT Workers in Kathmandu, Nepal”, Nepal J Ophthalmol, 12(24), 245-251.

Verma S, Urmi M, Shalini G, et al (2021), “A Cross-Sectional Study of the Prevalence of Computer Vision Syndrome and Dry Eye in Computer Operators” 59(2), 160-163.

Gondol B. N, Abraham S. A, Kanno G. G, et al (2020), “Prevalence of visual and posture related symptoms of computer vision syndrome among computer user workers of Ethiopian Roads Authority”, J Environ Occup Health, 10(3), 73-78.

Logaraj M, Madhupriya V, Hegde S.K (2014), “Computer vision syndrome and associated factors among medical and engineering students in Chennai”, J Annals of medical health sciences research, 4(2), 179-185.

Sultan H.R, Alhumaidan H (2017), “CVS prevalence, knowledge and associated factors among Saudi Arabia University Students: Is it a serious problem?”, J International journal of health sciences, 11(5), 17.

Padma V, Anand N.N, Gurukul S.M, et al (2015), “Health problems and stress in Information Technology and Business Process Outsourcing employees”, J Pharm Bioallied Sci, 7(Suppl 1), S9-s13.

Shantakumari N, Eldeeb R, Sreedharan J, et al (2014), “Computer use and vision-related problems among university students in ajman, United arab emirate”, Ann Med Health Sci Res, 4(2), 258-63.

Lema A.K, Anbesu E.W (2022), “CVS and its determinants: A systematic review and meta-analysis”, SAGE Open Med, 10, 20503121221142402.

Tải xuống

Đã Xuất bản

08.10.2024

Cách trích dẫn

Trần Ngọc Tiến, Cao Vân Trường, Nhâm Sỹ Duy Trung, Nguyễn Tất Thắng, Phan Tân Dân, Lê Ngọc Phú, Bùi Duy Hoàn, Doãn Thanh Hà, & Vũ Thị Trúc Quỳnh. (2024). THỰC TRẠNG MẮC HỘI CHỨNG THỊ GIÁC MÀN HÌNH MÁY TÍNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỘ ĐỘI TÁC CHIẾN KHÔNG GIAN MẠNG. Tạp Chí Y học Quân sự, (372), 97–102. https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.509
 Ngày nhận bài      14-08-2024
 Chấp nhận đăng  16-09-2024
 Ngày xuất bản      08-10-2024