NGHIÊN CỨU YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH TRẠNG CĂNG THẲNG TÂM LÍ CỦA LỰC LƯỢNG PHỤC VỤ TẠI MỘT SỐ ĐƠN VỊ QUÂN ĐỘI TỔ CHỨC CÁCH LI CÔNG DÂN PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19

Các tác giả

  • Phan Tân Dân Cục Quân y
  • Nguyễn Văn Vân Cục Quân y
  • Lê Ngọc Phú Cục Quân y
  • Tạ Xuân Thế Cục Quân y
  • Nguyễn Hà Họa Cục Quân y

Từ khóa:

Căng thẳng tâm lí, yếu tố liên quan, cơ sở cách li tập trung, COVID-19

Tóm tắt

Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích 550 nhân viên phục vụ tại 12 cơ sở cách li công dân tập trung trong Quân đội, nhằm xác định tỉ lệ và một số yếu tố liên quan đến tình trạng căng thẳng tâm lí, từ tháng 7/2020-9/2020. Kết quả: Tỉ lệ đối tượng xuất hiện các triệu chứng căng thẳng tâm lí là 3,5% (2,6% mức độ nhẹ, 0,7% mức độ trung bình, và 0,2% mức độ nặng). Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị căng thẳng tâm lí gồm: có tiền sử gia đình (OR = 49,6; p < 0,001), tiếp xúc với người bị cách li (OR = 4,46; p = 0,025), bị kì thị (OR = 5,03; p = 0,028); các yếu tố khác (như giới tính nữ, gia đình bị kì thị, có bệnh lí mạn tính làm tăng tỉ lệ bị căng thẳng). Yếu tố làm giảm nguy cơ gồm: cách li cùng với công dân (OR = 0,19; p < 0,05), được huấn luyện mang mặc PPE (OR = 0,32; p < 0,05), trang bị đầy đủ PPE, xét nghiệm SARS-CoV-2 sau mỗi đợt phục vụ. Kết luận: Tỉ lệ đối tượng nghiên cứu bị căng thẳng tâm lí rất thấp, chủ yếu ở mức độ nhẹ và trung bình. Các yếu tố liên quan đến tình trạng căng thẳng tâm lí gồm có tiền sử gia đình, tiếp xúc trực tiếp người cách li, bị kì thị, được trang bị đầy đủ PPE, và được xét nghiệm SARS-CoV-2 sau mỗi đợt phục vụ cách li.

Tài liệu tham khảo

Bộ Y tế (2020), “Trang tin về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 2020”, Available from: https://ncov.moh.gov.vn/.

Bộ Quốc phòng (2020), “Phần mềm quản lí công tác phòng, chống dịch COVID-19 2020”, Available from: https://ncov.bqp.vn/#/home.

Bộ Y tế (2020), Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe tâm thần trong dịch COVID-19 (Ban hành kèm theo Quyết định số 2057/QĐ-BYT ngày 14/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Mahase E (2020), “Covid-19: Mental health consequences of pandemic need urgent research, paper advises”, British Medical Journal Publishing Group.

Pappa S, Ntella V, Giannakas T, Giannakoulis V.G, Papoutsi E, Katsaounou P (2020), “Prevalence of depression, anxiety, and insomnia among healthcare workers during the COVID-19 pandemic: A systematic review and meta-analysis”, Brain, Behavior, and Immunity.

Brooks S.K, Webster R.K, Smith L.E, Woodland L, Wessely S, Greenberg N et al (2020), “The psychological impact of quarantine and how to reduce it: rapid review of the evidence”, The Lancet.

Zhang W-r, Wang K, Yin L, Zhao W-f, Xue Q, Peng M et al (2020), “Mental health and psychosocial problems of medical health workers during the COVID-19 epidemic in China”, Psychotherapy and psychosomatics, 1-9.

Holmes E.A, O'Connor R.C, Perry V.H, Tracey I, Wessely S, Arseneault L et al (2020), “Multidisciplinary research priorities for the COVID-19 pandemic: a call for action for mental health science”, The Lancet Psychiatry.

WHO (2020), “Depression and Other Common Mental Disorders”, World Health Organization, 31 May.

Tan B.Y, Chew N.W, Lee G.K, Jing M, Goh Y, Yeo L.L et al (2020), “Psychological impact of the COVID-19 pandemic on health care workers in Singapore”, Annals of Internal Medicine.

Jianbo Lai M, Simeng Ma M, Ying Wang M al et (2020), “Factors Associated With Mental Health Outcomes Among Health Care Workers Exposed to Coronavirus Disease 2019”, JAMA Network Open, 3 (3).

Thach Duc Tran, Jane Fisher (2020), “Validation of the Depression Anxiety Cang thang tam li Scales (DASS) 21 as a Screening Instrument for Depression and Anxiety in a Rural Community-Based Cohort of Northern Vietnamese Women”, BMC Psychiatry, 2013, 13 (24).

Roy D, Tripathy S, Kar S.K, Sharma N, Verma S.K, Kaushal V (2020), “Study of knowledge, attitude, anxiety & perceived mental healthcare need in Indian population during COVID-19 pandemic”, Asian Journal of Psychiatry, 102083.

Tải xuống

Đã Xuất bản

26.02.2021

Cách trích dẫn

Phan Tân Dân, Nguyễn Văn Vân, Lê Ngọc Phú, Tạ Xuân Thế, & Nguyễn Hà Họa. (2021). NGHIÊN CỨU YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH TRẠNG CĂNG THẲNG TÂM LÍ CỦA LỰC LƯỢNG PHỤC VỤ TẠI MỘT SỐ ĐƠN VỊ QUÂN ĐỘI TỔ CHỨC CÁCH LI CÔNG DÂN PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19. Tạp Chí Y học Quân sự, (350), 35–39. Truy vấn từ https://yhqs.vn/tcyhqs/article/view/155

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
 Ngày xuất bản      26-02-2021

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả