ĐÁNH GIÁ TRẠNG THÁI CHỨC NĂNG CƠ THỂ VÀ MỨC ĐỘ CĂNG THẲNG HỆ ĐIỀU HÒA TIM MẠCH Ở 130 QUÂN NHÂN, TẠI 2 TRẠM RA-ĐA QUÂN SỰ
Từ khóa:
Biến thiên nhịp tim, chỉ số căng thẳng, bộ đội ra-đa.Tóm tắt
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, đánh giá trạng thái chức năng cơ thể và mức độ căng thẳng hệ điều hòa tim mạch của 130 quân nhân làm việc tại 2 trạm ra-đa quân sự; chia thành 3 nhóm, gồm nhóm 1 (67 người, tuổi đời từ 8-28 tuổi, tuổi nghề ˂ 10 năm); nhóm 2 (31 người, tuổi đời từ 29-38 tuổi, tuổi nghề từ 10-20 năm) và nhóm 3 (32 người, tuổi đời từ 39-48 tuổi, tuổi nghề ˃ 20 năm).
Kết quả: Trong 130 quân nhân nghiên cứu, có 21,5% sức khỏe loại I; 60,0% sức khỏe loại II và 18,5% sức khỏe loại III. Chỉ số căng thẳng ở nhóm 1 trong giới hạn bình thường (102,3 ± 8,96); ở nhóm 2 trong giới hạn mức độ căng thẳng vừa (191,4 ± 26,51); ở nhóm 3 trong giới hạn mức độ căng thẳng cao (217,7 ± 28,2). Khác biệt về mức độ căng thẳng giữa nhóm 1 với nhóm 2 và nhóm 3 có ý nghĩa thống kê (p1-2 = 0,02; p1-3 = 0,003); giữa nhóm 2 với nhóm 3 không có ý nghĩa thống kê (p2-3 = 0,49). Phát hiện tỉ lệ 21,5% quân nhân căng thẳng chức năng tim mạch mức độ cao (trong đó, ở nhóm 1 có 3/67 người, nhóm 2 có 11/31 người và nhóm 3 có 12/32 người; với chỉ số căng thẳng trung bình tương ứng là 260,8; 349,2 và 352,7). Mức độ căng thẳng chức năng tim mạch ở đối tượng nghiên cứu tăng theo tuổi đời và tuổi nghề; có sự tương quan thuận với tăng huyết áp (r = 0,235) và chỉ số tim (r = 0,251); tương quan nghịch với HF (r = - 0,428), LF (r = - 0,57329) và TP (Total power, r = - 0,594).
Tài liệu tham khảo
Bộ Y tế (2015), Thường quy kĩ thuật sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường, Nhà xuất bản Y học.
Bùi Thị Hương và CS (2017), “Khả năng ứng dụng thiết bị Ritm-Met và Egoscop để đánh giá đặc điểm tâm sinh lí của bộ đội”, Tạp chí Khoa học và công nghệ nhiệt đới, số 13, tr. 177-184.
Bùi Thị Hương (2019), Đánh giá sức khỏe tâm sinh lí của bộ đội trong quá trình khai thác sử dụng các hệ thống ra-đa thế hệ mới tại Sư đoàn Phòng không 363, Báo cáo tổng kết đề tài cấp Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga, tr. 77.
Nguyễn Minh Phương (2004), Nghiên cứu tình trạng stress cảm xúc và đặc điểm điện não đồ ở bộ đội ra-đa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
Trần Công Huấn (1995), Nghiên cứu đặc điểm môi trường lao động và tình hình sức khỏe của bộ đội tại các trận địa ra-đa, đề xuất biện pháp bảo vệ, Luận án phó tiến sĩ khoa học y dược, Hà Nội.
Rollin McCraty 1, Fred Shaffer 2 (2015), “Heart Rate Variability: New Perspectives on Physiological Mechanisms, Assessment of Self-regulatory Capacity, and Health risk”, Glob Adv Health Med., 46-61.
Rudoy A.S, Тitkоvа Е.V, Zagashvili I.V (2017), “Modern approaches to diagnostics, therapy, prophylaxis of electromagnetic emanation of super-highfrequency range”, Voennaya meditsina, 2 (43): 21-26.
Баевский Р.М, Иванов Г.Г (2021), “Вариабельность сердечного ритма: теоретические аспекты и возможности клинического применения”, Ультразвуковая и функциональная диагностика, № 3, стр. 108-127.
Баевский Р.М, Черникова А.Г (2002), “Моделирование функциональных состояний организма на основе анализа вариабельности сердечного ритма.Косм”, биол. И авиа-косм. Мед, 3-с. 54-65.
ИНМЭТ РИТМ-МЭТ ПК (2016), “Автоматизированный комплекс ритмографический для предсменного медико-психофизиологического контроля функционального состояния оперативного персонала”, Руководство пользователя, M.