NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ TÚI LÀM LẠNH NHANH SỬ DỤNG CHO CÁC TRƯỜNG HỢP CẤP CỨU, ĐIỀU TRỊ TRONG ĐIỀU KIỆN DÃ NGOẠI

Các tác giả

  • Nguyễn Vũ Minh Viện Kiểm Nghiệm Nghiên cứu Dược và TTB Y tế Quân đội
  • Nguyễn Thu Trang Viện Kiểm nghiệm, nghiên cứu dược và trang thiết bị y tế Quân đội
  • Đào Hồng Loan Viện Kiểm nghiệm, nghiên cứu dược và trang thiết bị y tế Quân đội
  • Đỗ Bích Ngọc Viện Kiểm nghiệm, nghiên cứu dược và trang thiết bị y tế Quân đội
  • Đào Thế An Viện Kiểm nghiệm, nghiên cứu dược và trang thiết bị y tế Quân đội
  • Nguyễn Hà Họa Cục Quân y
  • Từ Minh Dũng 3Trường Sĩ quan Lục quân

DOI:

https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.135

Từ khóa:

Túi làm lạnh nhanh, cấp cứu, dã ngoại

Tóm tắt

Mục tiêu: Bào chế túi làm lạnh nhanh sử dụng cho các trường hợp cấp cứu, điều trị trong điều kiện dã ngoại.

Nguyên vật liệu và phương pháp: Nghiên cứu thực nghiệm, so sánh; sử dụng các nguyên liệu ure, hóa chất - dung môi đạt chuẩn GLP, túi nhựa (PE, PA…), bào chế sản phẩm túi làm lạnh nhanh.

Kết quả: Xây dựng các công thức túi làm lạnh nhanh và lựa chọn công thức 2 (ure 70g, nước 60 ml) có nhiệt độ tại thời điểm 0 phút là 8,30ºC, tại thời điểm 60 phút là 17,60ºC. Khảo sát tốc độ và mức độ làm lạnh nước cất của túi làm lạnh nhanh, thấy tốc độ và mức độ làm lạnh của công thức 2 có hiệu quả giảm nhiệt trong thời gian 60 phút. Cụ thể: tại các thời điểm 0 phút, 5 phút, 10 phút, 15 phút…, 60 phút, túi làm lạnh nhanh (nhiệt độ ban đầu 8,30ºC) thả trong nước cất ở mức nhiệt 25ºC, nhiệt độ túi tăng dần lên trong khoảng 8,8-17,6ºC; thả trong nước cất ở mức nhiệt 30ºC, nhiệt độ túi tăng dần lên trong khoảng 9,4-25,5ºC; thả trong nước cất ở mức nhiệt 35ºC, nhiệt độ túi tăng dần lên trong khoảng từ 13,7-27,4ºC; thả trong nước cất ở mức nhiệt 40ºC, nhiệt độ túi tăng dần lên trong khoảng từ 15,2-30,0ºC; thả trong nước cất ở mức nhiệt 45ºC, nhiệt độ túi tăng dần lên trong khoảng từ 17,3-35,7ºC. Nghiên cứu lựa chọn chất liệu nhựa PE làm bao bì ngoài (kích thước 9,3 x 16,0 cm) và bao bì trong đựng nước (kích thước 7,0 x 9,0 cm). Đồng thời, nghiên cứu đã xây dựng quy trình bào chế túi làm lạnh nhanh theo công thức 2 và hướng dẫn sử dụng sản phẩm túi làm lạnh nhanh

Tài liệu tham khảo

Bộ Y tế, Dược Điển Việt Nam V.

Bộ Y tế (2010), Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm và chất bảo quản QCVN 4-12:2010/BYT.

Bộ Y tế (2019), Quy định về quản lí và sử dụng phụ gia thực phẩm, Quyết định đi kèm Thông tư số 24/2019/TT-BYT ngày 30/8/2019.

Bộ Y tế (2010), Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm - chất điều chỉnh độ acid QCVN 4-11:2010/BYT.

Nicoll P, Thompson N, Gray V (2012), “Forward Osmosis Applied to Evaporative Cooling Make-up Water”, Cooling Technology Institute, Houston, USA, February.

Peter G (2013), Nicoll Technical Director - Modern Water plc - United Kingdom, in: Forward osmosis - a brief introduction, The International Desalination Association World Congress on Desalination and Water Reuse 2013/Tianjin, (China REF: IDAWC/TIAN13-445).

Nicoll P (2013), Forward osmosis as a pre-treatment to reverse osmosis, Proceedings IDA World Congress, Tianjin, China, October.

Tải xuống

Đã Xuất bản

28.06.2023

Cách trích dẫn

Nguyễn Vũ Minh, Nguyễn Thu Trang, Đào Hồng Loan, Đỗ Bích Ngọc, Đào Thế An, Nguyễn Hà Họa, & Từ Minh Dũng. (2023). NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ TÚI LÀM LẠNH NHANH SỬ DỤNG CHO CÁC TRƯỜNG HỢP CẤP CỨU, ĐIỀU TRỊ TRONG ĐIỀU KIỆN DÃ NGOẠI. Tạp Chí Y học Quân sự, (364), 44–47. https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.135

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
 Ngày nhận bài      09-06-2023
 Chấp nhận đăng  23-06-2023
 Ngày xuất bản      28-06-2023