KẾT QUẢ CẤP CỨU VÀ VẬN CHUYỂN BỆNH NHÂN BẰNG ĐƯỜNG KHÔNG, TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 175
DOI:
https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.289Từ khóa:
Cấp cứu, vận chuyển đường không, cấp cứu trước bệnh viện.Tóm tắt
Mục tiêu: Nhận xét đặc điểm bệnh lí và đánh giá kết quả tổ chức cấp cứu, điều trị, vận chuyển bệnh nhân bằng đường không.
Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu mô tả 37 bệnh nhân được cấp cứu, vận chuyển bằng đường không từ các vùng biển, đảo phía Nam về điều trị tại Bệnh viện Quân y 175, từ 01/2018 đến 9/2022.
Kết quả: 100% bệnh nhân là nam giới và đều trong độ tuổi lao động (trung bình 40 ± 12 tuổi). Chủ yếu bệnh nhân là ngư dân (47,6%), bị đa chấn thương (35,1%), tổn thương cơ quan hô hấp (66,7%) và tuần hoàn (71,4%). Can thiệp hồi sức trong vận chuyển thường là dùng thuốc vận mạch (32,4%) và đặt nội khí quản, thở máy (27,0%). Thời gian trung bình từ khi nhận lệnh đến khi tiếp cận người bệnh là 3,8 ± 0,9 giờ; thời gian trung bình cho một lần vận chuyển là 9,5 ± 1,5 giờ. Thời gian điều trị trung bình của bệnh nhân là 8,5 ± 1,6 ngày. 100% bệnh nhân cấp cứu và vận chuyển thành công, trong đó có 94,6% được điều trị ổn định ra viện.
Kết luận: Cấp cứu, vận chuyển bệnh nhân từ các vùng biển, đảo bằng đường không về đất liền điều trị là hình thức cấp cứu trước bệnh viện rất quan trọng, tạo ra “thời gian vàng” trong cửa sổ điều trị, đặc biệt với các bệnh nhân nặng ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; tạo điều kiện vận chuyển bệnh nhân về tuyến sau an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế.
Tài liệu tham khảo
Ban chỉ đạo Quốc gia về y tế biển, đảo (2020), Báo cáo sơ kết 4 năm triển khai đề án “Phát triển y tế biển đảo Việt Nam đến năm 2020”.
Bệnh viện Quân y 175 (2018), Quyết định 2459/QĐ-BV ngày 2/10/2018 về việc thành lập tổ cấp cứu đường không và thông qua quy chế hoạt động.
Bộ Quốc phòng (2016), Quy chế tổ chức vận chuyển cấp cứu người bị thương, bị bệnh trên các vùng biển, đảo, vùng sâu, vùng xa bằng máy bay quân sự, Thông tư số 193/2016/TT-BQP.
Bộ Y tế (2015), Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí hồi sức tích cực, Quyết định số 1493/QĐ-BYT ngày 22/4/2015.
Thủ tướng Chính phủ (2004), Tăng cường công tác kết hợp quân dân y và bộ đội trong giai đoạn mới, Chỉ thị số 25/2004/CT-TTg.
Thủ tướng Chính phủ (2023), Đề án “Phát triển y tế biển, đảo Việt Nam đến năm 2030”, Quyết định 658/QĐ-TTg.
Alex Veldman, Michael Diefenbach, Doris Fischer, Alida Benton, Richard Bloch (2004), Long-distance transport of ventilated patients, advantages and limitations of air medical repatriation on commercial airlines.
Bhutan Emergency Aeromedical Retrieval Team (2019), Bhutan Bhutan's First Emergency Air Medical Retrieval Service: The First Year of Operations.
Colman Taylor, Stephen Jan, Kate Curtis, Alex Tzannes, Qiang Li, Cameron Palmer, Cara Dickson, John Myburgh (2016), The Cost-Effectiveness of Physician Staffed Helicopter Emergency Medical Service (HEMS) Transport to a Major Trauma Centre in NSW, Australia.
Moon, Richard E, Sheffield, Paul J (1996), Treatment of decompression illness. 45th Undersea and hyperbaric medical society workshop.
Nico Hoogerwerf, Amon Heijne, Leo M G Geeraedts Jr, Christine van Riessen, Gert-Jan Scheffer (2007-2008), Helicopter Emergency Medical Service Missions at Night: 2 Years of Experience in the Dutch Regional Emergency Healthcare Network East.
Philipp Mommsen, Nikolas Bradt, Christian Zeckey, Hagen Andruszkow, Max Petri, Michael Frink, Frank Hildebrand, Christian Krettek, Christian Probst (2011), Comparison of Helicopter and Ground Emergency Medical Service: A Retrospective Analysis of a German Rescue Helicopter Base.