KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ 65 BỆNH NHÂN XẸP ĐỐT SỐNG DO LOÃNG XƯƠNG, TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 110
DOI:
https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.317Từ khóa:
Cộng hưởng từ, xẹp đốt sống, loãng xươngTóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và hình ảnh cộng hưởng từ xẹp đốt sống do loãng xương.
Đối tượng và phương pháp: Tiến cứu, mô tả cắt ngang hình ảnh cộng hưởng từ cột sống 65 bệnh nhân xẹp đốt sống do loãng xương, tại Bệnh viện Quân y 110, từ tháng 10/2021-6/2023.
Kết quả: 100% bệnh nhân có hạn chế vận động cột sống và có đau tại chỗ (điểm VAS trung bình 6,83 ± 1,95 điểm). Phần lớn bệnh nhân có xẹp 1 đốt sống (64,62%); ở vị trí đoạn bản lề ngực - thắt lưng (47,69%); tổn thương xẹp đốt sống mức độ vừa (54,84%); hình dạng tổn thương xẹp hình chêm (59,14%) và 84,95% đốt sống tổn thương có tường sau bình thường. Tỉ lệ gặp đường giảm tín hiệu trên các chuỗi xung ở các đốt sống bị xẹp là 40,86%. Đa số các đốt sống bị xẹp có phù tủy xương với hình ảnh giảm tín hiệu trên T1W, tăng tín hiệu trên T2W và STIR (64,52%).
Tài liệu tham khảo
Waterloo S et al. (2012), Prevalence of vertebral fractures in women and men in the population-based Tromso Study, BMC Musculoskelet Disord, 2012, 13: p. 3.
Jeffrey S Ross et al. (2004), Diagnostic Imaging: Spine, 2004. IV-1-10,12, 67.
Baur-Melnyk A, Geith T (2012), "Differentiation of benign and malignant vertebral compression fractures, in magnetic resonance imaging of the bone marrow", A. Baur-Melnyk, Editor. 2012, Springer Berlin Heidelberg. p. 145-174.
Đào Văn Nhân (2012), "Đánh giá kết quả tạo hình thân đốt sống qua da bằng bơm cement sinh học ở bệnh nhân xẹp đốt sống do loãng xương", Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 16 (Phụ bản số 4), tr. 330-334.
Nguyễn Văn Sơn, Vi Trường Sơn (2013), "Kết quả bước đầu điều trị xẹp đốt sống do loãng xương bằng bơm xi măng sinh học tại Khoa Ngoại thần kinh - Lồng ngực, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ", Tạp chí Y học thực hành, (1), tr. 134-136.
Nguyễn Vũ, Kiều Đình Hùng (2014), "Kết quả điều trị xẹp đốt sống do loãng xương bằng phương pháp bơm xi măng không bóng qua da tạo hình thân đốt sống, tại Khoa Ngoại, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội", Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 18 (Phụ bản số 6), tr. 81-85.
Phạm Mạnh Cường và cộng sự (2015), "Nghiên cứu các dấu hiệu CHT thường quy trong chẩn đoán phân biệt xẹp đốt sống do loãng xương và xẹp đốt sống do nguyên nhân ác tính ở người cao tuổi", Tạp chí Điện quang Việt Nam, số 20, 4/2015.
Nguyễn Trung Hòa và cộng sự (2016), "Thực trạng gãy xương đốt sống ở người bệnh loãng xương tại 4 quận, huyện của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2013", Tạp chí Y học cộng đồng, (34), tr. 10-14.
Trần Kim Hà (2019), "Đánh giá kết quả bước đầu điều trị xẹp đốt sống do loãng xương bằng bơm xi măng sinh học tạo hình thân đốt sống qua da, tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa", Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa.
Trần Hoàng Mạnh (2020), Đánh giá kết quả điều trị gãy lún cột sống vùng ngực - thắt lưng ở BN loãng xương bằng phương pháp bơm xi măng không bóng qua da, Luận văn bác sĩ chuyên khoa cấp 2, Đại học Huế - Trường Đại học Y Dược Huế.
Hà Văn Lĩnh và cộng sự (2021), "Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở BN lún thân đốt sống ngực - thắt lưng do loãng xương", Tạp chí Y học Việt Nam, tập 500, số 1, tháng 3/2021.
Lê Quang Cường (2010), Triệu chứng học thần kinh, Nhà xuất bản y học, tr. 90.