NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH Ở 47 BỆNH NHÂN TẮC RUỘT, ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 110
DOI:
https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.302Từ khóa:
Tắc ruột, chụp cắt lớp vi tính, dính ruộtTóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và hình ảnh tổn thương trên phim chụp cắt lớp vi tính ổ bụng các bệnh nhân chẩn đoán xác định tắc ruột, có chỉ định điều trị phẫu thuật.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang 47 bệnh nhân tắc ruột, phẫu thuật điều trị tại Bệnh viện Quân y 110, từ tháng 8/2019 đến 12/2022.
Kết quả: Bệnh nhân trung bình 56,53 ± 16,91 tuổi, đa số bệnh nhân trên 40 tuổi (80,7%), tỉ lệ giới tính nam/nữ là 2,9/1. Trên lâm sàng, gặp 100% bệnh nhân có đau bụng, 44,6% bệnh nhân có chướng bụng. Trên phim chụp cắt lớp vi tính ổ bụng, hình ảnh tổn thương cho thấy 74,4% bệnh nhân tắc ở ruột non; 25,6% bệnh nhân tắc ở ruột già; vùng chuyển tiếp hay gặp nhất ở hỗng tràng và hồi tràng (74,4%). Trên các bệnh nhân có dấu hiệu bệnh lí nặng, chụp cắt lớp vi tính thường gặp hình ảnh dịch khoang phúc mạc (59,6%), dày thành ruột (49,1%), thâm nhiễm mỡ mạc treo (45,6%). Các nguyên nhân gây tắc ruột phổ biến là do dính (27,6%), do u (25,5%), do thoát vị (12,7%), do bã thức ăn (10,6%). Đối chiếu hình ảnh chụp cắt lớp vi tính với phẫu thuật, thấy chụp cắt lớp vi tính có giá trị cao trong chẩn đoán, giúp phẫu thuật viên xử trí và tiên lượng chính xác hơn.
Tài liệu tham khảo
Obaid Kadhim Jawad (2011), “Intestinal Obstruction: Etiology, Correlation between Pre-Operative and Operative Diagnosis”, International Journal of Public Health Research Special Issue 2011, pp. 41-49.
Bùi Thanh Hải (2008), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, X quang, siêu âm và chỉ định điều trị tắc ruột sau mổ, Luận án tiến sĩ y học, Học viện Quân y.
Sclabas Guido M, Sarosi George A, Khan Saboor, et al. (2013), “Small bowel obstruction”, Michael J Zinner, Stanley W Ashley, eds. Maingot’s Abdominal operations 12th ed, McGraw-Hill Medical, pp. 585-610.
Bộ môn Giải phẫu học, Trường Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh (2014), Bài giảng giải phẫu học, tập 2, Nhà xuất bản Y học, tr. 154-182.
Nguyễn Văn Hiếu (2001), “Ung thư đại trực tràng”, Bài giảng ung thư học, Nhà xuất bản Y học, tr. 188-195.
Geffroy Yann, Boulay-Coletta Isabelle, Jullès Marie- Christine, et al. (2014), “Increased unenhanced bowel- wall attenuation at multidetector CT is highly specific of ischemia complicating small-bowel obstruction”, Radiology. 270(1), pp. 159-167.
Scrima A, Lubner M.G, King S, et al. (2017), “Value of MDCT and Clinical and Laboratory Data for Predicting the Need for Surgical Intervention in Suspected Small-Bowel Obstruction”, AJR Am J Roentgenol. 208(4), pp. 785-793.
Frager D, Medwid S.W, Baer J.W, et al. (1994), “CT of small-bowel obstruction: value in establishing the diagnosis and determining the degree and cause”, AJR Am J Roentgenol. 162(1), pp. 37-41.