MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN THAY ĐỔI CÁC CHỈ SỐ HUYẾT HỌC, SINH HÓA Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ DẠ DÀY DI CĂN, ĐIỀU TRỊ HÓA CHẤT PHÁC ĐỒ SOX

Các tác giả

  • Trần Thị Phương Thảo Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Trọng Hòa Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • La Vân Trường Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

DOI:

https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.440

Từ khóa:

Chỉ số huyết học, chỉ số sinh hóa, ung thư dạ dày giai đoạn di căn, phác đồ SOX

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến sự thay đổi các chỉ số huyết học, sinh hóa ở bệnh nhân ung thư dạ dày di căn, điều trị hóa chất bằng phác đồ SOX.

Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu kết hợp tiến cứu ở 62 bệnh nhân ung thư dạ dày di căn, điều trị hóa chất phác đồ SOX, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 4/2019-4/2023. Xét nghiệm công thức máu và chức năng gan, thận, điện giải của bệnh nhân thực hiện trước mỗi chu kì điều trị hóa chất. Đánh giá thay đổi các chỉ số theo tiêu chuẩn đánh giá các tác dụng không mong muốn thường gặp (Common Terminology Criteria for Adverse Events, version 3.0.).

Kết quả: Thay đổi chỉ số huyết học ghi nhận: giảm bạch cầu (32,3%), giảm bạch cầu hạt (32,3%), thiếu máu (85,5%), giảm tiểu cầu (24,2%). Thay đổi các chỉ số sinh hóa ghi nhận: tăng Aspartate transaminase (64,5%), tăng Alanine transaminase (33,8%), tăng bilirubin toàn phần (35,5%) và hạ natri máu (50%). Các thay đổi chỉ số huyết học chủ yếu là độ 1 và độ 2. Giảm bạch cầu và giảm bạch cầu hạt thường gặp ở các bệnh nhân có số lượng tế bào tủy thấp (p < 0,001). Thiếu máu hay gặp ở bệnh nhân không phẫu thuật cắt bỏ khối u dạ dày nguyên phát (p = 0,033). Tăng bilirubin hay gặp ở các bệnh nhân có di căn phúc mạc (p = 0,034) và di căn gan (p= 0,004). Hạ natri máu hay gặp ở các bệnh nhân có số lượng tế bào tủy thấp (p = 0,026), di căn gan (p = 0,038) và không phẫu thuật cắt bỏ khối u dạ dày nguyên phát (p = 0,041).

Tài liệu tham khảo

Sung H, Ferlay J, Siegel R.L, Laversanne M, Soerjomataram I, Jemal A, Bray F Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries. CA Cancer J Clin. 2021 May; 71(3): 209-249.

Wu C.W, Lo S.S, Shen K.H, Hsieh M.C, Chen J.H, Chiang J.H, Lin H.J, Li A.F, Lui W.Y (2003), “Incidence and factors associated with recurrence patterns after intended curative surgery for gastric cancer”, World J Surg. 2003 Feb; 27(2): 153-8.

Bộ Y tế (2020), “Ung thư dạ dày”, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh ung bướu, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2020.

Quách Thị Dung, Vũ Hồng Thăng, Nguyễn Thị Hương Giang (2022), “Đánh giá kết quả điều trị TS-1 và oxaliplatin trong UTDD giai đoạn muộn tại Bệnh viện K”, Tạp chí Y học Việt Nam, 519(1).

Đỗ Thái Hiền (2021), Đánh giá kết quả hóa trị phác đồ có TS-1 trong điều trị ung thư dạ dày giai đoạn muộn, Trường Đại học Y Hà Nội.

Nguyễn Minh Phương (2020), Đánh giá kết quả phác đồ TS-1 - Cispaltin trong điều trị bước một UTDD giai đoạn muộn tại Bệnh viện K, Trường Đại học Y Hà Nội.

Yamada Y, Higuchi K, Nishikawa K, Gotoh M, Fuse N, Sugimoto N, Nishina T, Amagai K, Chin K, Niwa Y, Tsuji A, Imamura H, Tsuda M, Yasui H, Fujii H, Yamaguchi K, Yasui H, Hironaka S, Shimada K, Miwa H (2015), “Phase III study comparing oxaliplatin plus S-1 with cisplatin plus S-1 in chemotherapy-naïve patients with advanced gastric cancer”, Ann Oncol. 2015 Jan; 26(1):141-148.

Trotti A, Colevas A.D, Setser A, Rusch V, Jaques D, Budach V, Langer C, Murphy B, Cumberlin R, Coleman C.N: CTCAE v3.0: development of a comprehensive grading system for the adverse effects of cancer treatment. Semin Radiat Oncol. 2003 Jul; 13(3):176-81.

Gennigens C, De Cuypere M, Seidel L, Hermesse J, Barbeaux A, Forget F, Albert A, Jerusalem G, Kridelka F (2020), “Correlation between hematological parameters and outcome in patients with locally advanced cervical cancer treated by concomitant chemoradiotherapy”, Cancer Med. 2020 Nov; 9(22):8432-8443.

Kawachi S, Shinoda Y, Kimura M, Usami E, Yoshimura T (2018), “Risk factors for severe neutropenia induced by combination therapy of S-1 and cisplatin in patients with advanced/ recurrent gastric cancer”, Pharmazie. 2018 Mar 5;73(3):174-177.

Tang G.H, Hart R, Sholzberg M, Brezden-Masley C (2018), “Iron deficiency anemia in gastric cancer: a Canadian retrospective review”, Eur J Gastroenterol Hepatol. 2018 Dec; 30(12):1497-1501.

Jung M, Kim H, Yoon HY, Kim CB. Pre- and post-gastrectomy anemia in gastric cancer patients. Korean J Clin Oncol 2011; 7:88–95

Clark SF (2008), “Iron deficiency anemia”, Nutr Clin Pract. 2008 Apr-May;23(2):128-41.

King P.D, Perry M.C (2001) “Hepatotoxicity of chemotherapy”, Oncologist. 2001; 6(2): 162-76.

Koo D.H, Ryoo B.Y, Kim H.J, Ryu M.H, Lee S.S, Moon J.H, Chang H.M, Lee J.L, Kim T.W, Kang Y.K (2011), “A prognostic model in patients who receive chemotherapy for metastatic or recurrent gastric cancer: validation and comparison with previous models”, Cancer Chemother Pharmacol. 2011 Oct; 68(4):913-21.

Castillo J.J, Vincent M, Justice E (2012), “Diagnosis and management of hyponatremia in cancer patients”, Oncologist. 2012; 17(6): 756-65.

Tải xuống

Cách trích dẫn

Trần Thị Phương Thảo, Nguyễn Trọng Hòa, & La Vân Trường. (2024). MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN THAY ĐỔI CÁC CHỈ SỐ HUYẾT HỌC, SINH HÓA Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ DẠ DÀY DI CĂN, ĐIỀU TRỊ HÓA CHẤT PHÁC ĐỒ SOX. Tạp Chí Y học Quân sự, (370), 7. https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.440

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
 Ngày nhận bài      05-04-2024
 Chấp nhận đăng  11-06-2024
 Ngày xuất bản      12-06-2024