MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÍ VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 32 BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ GIAI ĐOẠN LAN TRÀN BẰNG PHÁC ĐỒ PACLITAXEL-CARBOPLATIN, TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 110

Các tác giả

  • Nguyễn Văn Kiên Bệnh viện Quân y 110
  • Lê Khắc Hiệp Bệnh viện Quân y 110
  • Nguyễn Văn Giang Bệnh viện Quân y 110
  • Đào Thanh Hoàn Bệnh viện Quân y 110
  • Hoàng Hải Hùng Bệnh viện Quân y 110

DOI:

https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.316

Từ khóa:

ung thư phổi giai đoạn lan tràn, paclitaxel-carboplatin, hóa chất

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm bệnh lí các bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn lan tràn và kết quả điều trị bằng phác đồ Paclitaxel-Carboplatin, tại Bệnh viện Quân y 110.

Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu mô tả trên 32 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn lan tràn, điều trị nội trú tại Bệnh viện Quân y 110 bằng phác đồ Paclitaxel-Carboplatin, từ tháng 12/2019 đến 12/2022.

Kết quả: Đa số bệnh nhân ở độ tuổi từ 50-69 tuổi (81,2%), giới tính nam (96,9%); biểu hiện các triệu chứng ho kéo dài (71,9%), đau ngực (59,4%), ung thư giai đoạn IV (62,5%), đã di căn phổi (34,4%), di căn màng phổi (21,9%), di căn xương (25%) và có nồng độ các marker tăng cao vượt ngưỡng (CEA: 68,8%; Cyfra21-1: 78,1%). Điều trị bằng phác đồ Paclitaxel-Carboplatin đáp ứng khách quan 31,2%; đáp ứng hoàn toàn 3,1%. Kết quả sống thêm theo phương pháp Kaplan-Meier: trung vị sống thêm bệnh không tiến triển đạt 7,0 tháng (KTC 95%: 4,2-9,7 tháng), trung vị sống thêm toàn bộ đạt 15,0 tháng (KTC 95%: 9,3-20,7 tháng). Nhóm đáp ứng điều trị cho thời gian sống thêm bệnh không tiến triển dài hơn có ý nghĩa thống kê, với p = 0,007. Điều trị hóa chất duy trì là yếu tố tiên lượng độc lập thời gian sống thêm toàn bộ kéo dài, với p = 0,01. Tác dụng không mong muốn của phác đồ: buồn nôn, nôn (18,7%), viêm rễ thần kinh độ 1-2 (21,9%), hạ bạch cầu hạt độ 1-3 (18,7%), tăng men gan độ 1-2 (12,5%). Đa số bệnh nhân tuân thủ phác đồ, có 2 bệnh nhân chuyển phác đồ sau 2-3 đợt truyền hóa chất do độc tính.

Tài liệu tham khảo

Bray F, Ferlay J, Soerjomataram I, et al (2018), “Global cancer statistics 2018: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries”, CA Cancer J Clin, 68 (6), 394-424.

Bộ Y tế (2018), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị UTPKTBN, Hà Nội, tháng 8/2018.

Pakzad R, Mohammadian-Hafshejani A, Ghoncheh M, et al (2015), "The incidence and mortality of lung cancer and their relationship to development in Asia", Transl Lung Cancer Res, 4 (6), 763-774.

Lê Thu Hà (2009), Đánh giá hiệu quả phác đồ Paclitaxel + Carboplatin trong điều trị UTPKTBN giai đoạn IIIB-IV tại Bệnh viện Ung bướu Hà nội (2006-2009), Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

Lê Hải Yến (2019), Đánh giá kết quả hóa xạ trị đồng thời phác đồ Paclitaxel + Carboplatin trong UTPKTBN giai đoạn IIIB, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

Shimizu T, Yokoi T, Tamaki T, Kibata K, Inagaki N, Nomura S (2013), "Comparative analysis of carboplatin and paclitaxel combination chemotherapy schedules in previously untreated patients with advanced non-small cell lung cancer", Oncol Lett, 2013 Mar, 5(3): 761-767.

Zhou C, Wu Y.L, Chen G, Liu X, Zhu Y, Lu S, Feng J, He J, Han B, Wang J, Jiang G, Hu C, Zhang H, Cheng G, Song X, Lu Y, Pan H, Zheng W, Yin A.Y (2015), "BEYOND: A randomized, double-blind, placebo-controlled, multicenter, phase III study of first-line carboplatin/paclitaxel plus bevacizumab or placebo in Chinese patients with advanced or recurrent nonsquamous non-small-cell lung cancer", J Clin Oncol, 2015 Jul 1; 33(19): 2197-204.

Schiller J.H, Harrington D, Belani C.P, et al (2002), "Comparison of four chemotherapy regimens for advanced non-small-cell lung cancer", N Engl J Med, 346 (2), 92-98.

Tải xuống

Đã Xuất bản

02.10.2023

Cách trích dẫn

Nguyễn Văn Kiên, Lê Khắc Hiệp, Nguyễn Văn Giang, Đào Thanh Hoàn, & Hoàng Hải Hùng. (2023). MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÍ VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 32 BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ GIAI ĐOẠN LAN TRÀN BẰNG PHÁC ĐỒ PACLITAXEL-CARBOPLATIN, TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 110. Tạp Chí Y học Quân sự, (366), 6. https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.316
 Ngày xuất bản      02-10-2023