ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÍ VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 36 BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ CÓ ĐỘT BIẾN GEN EGFR BẰNG THUỐC ỨC CHẾ TYROSIN KYNASE, TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 110
DOI:
https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.314Từ khóa:
Ung thư phổi không tế bào nhỏ, thuốc ức chế tyrosin kynase, đột biến gen EGFRTóm tắt
Mục tiêu: Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị các bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ có đột biến gen EGFR bằng thuốc ức chế tyrosin kynase.
Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang và theo dõi dọc 36 bệnh nhân chẩn đoán xác định ung thư phổi không tế bào nhỏ có đột biến gen EGFR, điều trị bằng thuốc ức chế tyrosin kynase, tại Khoa Ung bướu, Bệnh viện Quân y 110, từ tháng 01/2019 đến tháng 10/2022.
Kết quả: Bệnh nhân trung bình 64,2 ± 9,1 tuổi, độ tuổi từ 60-69 tuổi chiếm 41,7%. Tỉ lệ giới tính bệnh nhân nam/nữ = 1,4/1. Đa số bệnh nhân không có tiền sử mắc bệnh nội khoa (83,4%), không có tiền sử hút thuốc (52,8%), có toàn trạng khá và tốt (88,8%), bệnh ở giai đoạn di căn xa (91,7%). Triệu chứng thường gặp là đau tức ngực (47,2%), ho khan kéo dài (47,2%). Đột biến gen EGFR ở vị trí exon 19 chiếm tỉ lệ 52,8%. Kết quả điều trị bằng thuốc ức chế tyrosin kynase: 91,7% bệnh nhân thuyên giảm các triệu chứng lâm sàng; 63,9% bệnh nhân đáp ứng điều trị một phần. Kiểm soát bệnh đạt 91,7%. Trung vị thời gian sống thêm toàn bộ đạt 22 tháng, dài hơn ở các bệnh nhân có đột biến gen EGFR exon 19 (p < 0,05). Tác dụng không mong muốn hay gặp là nổi ban da (47,2%), viêm kẽ móng (25%) mức độ nhẹ đến vừa.
Tài liệu tham khảo
Lê Thượng Vũ, Trần Văn Ngọc (2013), “Kết quả điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến xa bằng Erlotinib tại Khoa Phổi Bệnh viện Chợ Rẫy”, Tạp chí Nghiên cứu Y học, tập 17, số 01, tr.105-110.
Lê Thu Hà, Nguyễn Hoàng Gia, Nguyễn Thị Lệ Quyên (2018), “Đánh giá kết quả điều trị Erlotinib trong ung thư phổi không tế bào nhỏ di căn não có đột biến gen EGFR tại Bệnh viện Ung bướu Hà Nội”, Tạp chí Y khoa, số 05, tr.104-112.
Trần Vân Khánh, Nguyễn Minh Hà, Trần Huy Thịnh, Tạ Thành Văn (2016), “Xác định đột biến gen EGFR và gen KRAS quyết định tính đáp ứng thuốc trong điều trị bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ”, Tạp chí Nghiên cứu y học, tập 20, số 02, tr.241-247.
Nguyễn Quang Trung, Nguyễn Thị Thủy Lê, Trần Đức Hùng, Ngô Thị Tố Trinh, Võ Thị Quỳnh Trang, Nguyễn Thị Giang An (2018), “Phân tích đặc điểm phân tử bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An”, Tạp chí Nghiên cứu Y học, tập 47, số 01, tr.56-61.
Lê Hoàn, (2020), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tình trạng kháng thuốc ức chế tyrosine kynase ở bệnh nhân ung thư phổi có đột biến gen EGFR, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
Lê Thu Hà, (2017), Đánh giá hiệu quả của erlotinib trong điều trị ung thư phổi giai đoạn muộn, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
Frances A. Shepherd, José Rodrigues Pereira, Tudor Ciuleanu, Eng Huat Tan, Vera Hirsh, Sumitra Thongprasert, Daniel Campos, Savitree Maoleekoonpiroj, Michael Smylie, Renato Martins, Maximiliano van Kooten, Mircea Dediu, Brian Findlay, Dongsheng Tu, Dianne Johnston, Andrea Bezjak, Gary Clark, Pedro Santabárbara, Lesley Seymour (2005), “Erlotinib in Previously Treated Non–Small-Cell Lung Cancer”, The New England journal of Medicine, vol. 353, no.2.
Bray F, Ferlay J, Soerjomataram I, Siegel R.L, et al, (2018), "Global cancer statistics 2018: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries", CA Cancer J Clin.