NỒNG ĐỘ MỘT SỐ ENZYM BIỂU HIỆN TÌNH TRẠNG STRESS OXY HÓA VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI LAO ĐỘNG TRỰC TIẾP TRONG CÁC CÔNG TRÌNH NGẦM
DOI:
https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.484Từ khóa:
Stress oxy hóa, môi trường lao động, công trình ngầmTóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát nồng độ một số enzym biểu hiện tình trạng stress oxy hóa và tìm hiểu mối liên quan với một số yếu tố nghề nghiệp ở người lao động trực tiếp trong các công trình ngầm.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 42 người lao động trực tiếp trong các công trình ngầm quốc phòng, từ tháng 5/2023 đến tháng 11/2023.
Kết quả: Đối tượng nghiên cứu có tỉ lệ 100% là nam giới, trung bình tuổi đời là 33,5 ± 7,3 năm và trung bình tuổi nghề là 13,9 ± 6,3 năm. Trung vị, tứ phân vị của Superoxide dismutase là 24,65 U/mL (13,28-51,16), Total Antioxidant Status là 2,00 mmol T.Eq/L (1,55-3,07). Có mối tương quan nghịch giữa nồng độ Superoxide dismutase huyết tương với tuổi đời (r = -0,58) và với tuổi nghề (r = -0,62), p < 0,001. Có mối tương quan nghịch giữa nồng độ Total Antioxidant Status với tuổi đời (r = -0,54) và với tuổi nghề (r = -0,58), p < 0,001. Những người có đặc điểm hút thuốc lá hoặc có bệnh nền thì có nồng độ Superoxide dismutase thấp hơn so với những người không có đặc điểm này. Những người tiếp xúc tiếng ồn cường độ cao thì có nguy cơ giảm Superoxide dismutase và Total Antioxidant Status huyết tương (hệ số tương quan lần lượt là -0,34 và -0,31; p < 0,05).
Tài liệu tham khảo
Nguyễn Bạch Đằng (2017), Nghiên cứu sự biến đổi của SOD, GSH-Px và tình trạng chống oxy hóa toàn phần (TAS) ở bệnh nhân viêm gan B mạn tính, Luận án tiến sĩ y học, Học viện Quân y, tr. 111.
Huyền Hoàng Tích Huyền (1992), “Gốc tự do trong dược lí học và độc chất học”, Một số chuyên đề hóa sinh, tập 1, tr. 70-82.
Trương Minh Sáng (2020), Nghiên cứu một số chỉ số chống oxy hóa SOD, GPx, TAS và MDA huyết tương ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính có nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, Luận án tiến sĩ, Học viện Quân y, 160 tr.
Nguyễn Tất Thắng và cộng sự (2021), “Đặc điểm một số yếu tố môi trường lao động trong thi công công trình ngầm”, Tạp chí Y học Quân sự, số 353 (7-8/2023), tr. 22-25.
R Agnihotri et al (2009), “Association of cigarette smoking with superoxide dismutase enzyme levels in subjects with chronic periodontitis”, J Periodontol, 80, (4), p. 657-62.
A.D Bolzán, M.S Bianchi, N.O Bianchi (1997), “Superoxide dismutase, catalase and glutathione peroxidase activities in human blood: influence of sex, age and cigarette smoking”, Clin Biochem, 30, (6), p. 449-54.
Omar Hahad et al (2019), “Environmental noise-induced effects on stress hormones, oxidative stress and vascular dysfunction: key factors in the relationship between cerebro-cardiovascular and psychological disorders”, Oxidative Medicine and Cellular Longevity, 4623109.
S.P Ho et al (2005), “Antioxidant enzyme activities in healthy Chinese adults: influence of age, gender and smoking”, Respirology, 10, (3), p. 305-9.
H.D Jenifer et al (2015), “The influence of cigarette smoking on blood and salivary super oxide dismutase enzyme levels among smokers and nonsmokers-A cross sectional study”, J Tradit Complement Med, 5, (2), p. 100-5.
I Kaygusuz et al (2001), “Role of free oxygen radicals in noise-related hearing impairment”, Hear Res, 162, (1-2), p. 43-7.
J.M Lü et al (2010), “Chemical and molecular mechanisms of antioxidants: experimental approaches and model systems”, J Cell Mol Med, 14, (4), p. 840-60.
Thomas Münzel et al (2017), “Effects of noise on vascular function, oxidative stress, and inflammation: mechanistic insight from studies in mice”, European Heart Journal, 38, (37), p. 2838-2849.
James M Samet, Phillip A Wages (2018), “Oxidative Stress from Environmental Exposures”, Curr Opin Toxicol, 20, (7), p. 60-66.
Ilhami Yildirim et al (2007), “The Effects of Noise on Hearing and Oxidative Stress in Textile Workers”, Industrial Health, 45, (6), p. 743-749.
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Chấp nhận đăng 11-09-2024
Ngày xuất bản 08-10-2024