NHẬN XÉT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 106 BỆNH NHÂN ĐỘNG KINH, TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 110

Các tác giả

  • Đỗ Danh Thắng Bệnh viện Quân y 110
  • Ngô Tiến Quyền Bệnh viện Quân y 110
  • Mai Duy Tùng Bệnh viện Quân y 110
  • Doãn Thế Mạnh Bệnh viện Quân y 110

DOI:

https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.324

Từ khóa:

Động kinh, , điều trị, acid valproat

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị động kinh tại Bệnh viện Quân y 110.

Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu 106 bệnh nhân chẩn đoán xác định động kinh, điều trị nội trú tại Khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Quân y 110, từ 01/01/2021 đến 31/12/2022.

Kết quả: Bệnh nhân trung bình 46,49 ± 20,58 tuổi, tỉ lệ giới tính nam/nữ là 3,8/1. Thể động kinh cục bộ chiếm 28,3%, động kinh toàn thể chiếm 71,7% (động kinh toàn thể cơn co cứng co giật là 69,8%). Ba loại thuốc được dùng nhiều nhất lần lượt là acid valproat (83,0%), carbamazepin (18,9%) và phenobarbital (39,8%), với liều trung bình lần lượt là 636,36 mg/ngày; 460,13 mg/ngày và 125,17 mg/ngày. Sau điều trị trung bình 8,81 ± 5,41 ngày, có 86,8% bệnh nhân được kiểm soát cơn động kinh (92,1% với bệnh nhân động kinh toàn thể và 73,3% với bệnh nhân động kinh cục bộ). Tác dụng không mong muốn của thuốc gồm: giảm hồng cầu (1,9%), giảm bạch cầu (3,8%), giảm tiểu cầu (5,7%), dị ứng thuốc (9,5%) và đều được kiểm soát tốt.

Tài liệu tham khảo

Reynolds E.H (2000), The ILAE/IBE/WHO Global Campaign against Epilepsy: Bringing Epilepsy “Out of the Shadows”, Epilepsy Behav, 2000; 1(04): S3-S8.

Cao Hữu Hân, Nhữ Đình Sơn, Nguyễn Hoàng Thịnh (2010), "Nghiên cứu cơ cấu bệnh tật tại khoa Nội thần kinh Bệnh viện 103 (2004-2008)", Tạp chí Y dược học Quân sự, (2), tr. 54-59.

Vũ Anh Nhị (2014), "Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị động kinh ở người lớn tuổi", Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 18, phụ bản số 1, tr. 515-520.

Doodipala Samba Reddy (2017), "The neuroendocrine basis of sex differences in epilepsy", Pharmacol Biochem Behav; 152: 97-104.

Tabatabaei S.S, Delbari A, Salman Roghani R, et al (2012), “Seizures and epilepsy in elderly patients of an urban area of Iran: clinical manifestation, differential diagnosis, etiology, and epilepsy subtypes”. Neurol Sci.

Sanjeeb S, Rosemarie K, Daniel M et al. (2017), "People with epilepsy are diagnosed most often with unspecified epilepsy, followed by focal epilepsy, generalized convulsive epilepsy, and generalized nonconvulsive epilepsy", US Market Scan data, 2010-2015, Epilepsy & Behavior. https://doi.org/10.1016/j.yebeh.2017.11.004.

Hauser W.A, Anneger J.F, Kurland L.T (1993), "Incidence of epilepsy and unprovoked seizures in Rochester, Minnesota: 1935-1984", Epilepsia; 34:453–68.

Neligan A, Willard A.H, Josemir W.S (2012), "The epidemiology of the epilepsies", Handbook of Clinical Neurology, Vol. 107 (3rd series) Epilepsy, pp 113-128.

Kwan P, Brodie M.J (2000), "Early identification of refractory epilepsy", N Engl J Med, 342: 314-319.

Lê Đức Anh, Đào Thị Nguyệt, Nguyễn Thị Thanh Mai (2022), "Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị động kinh trẻ em tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa", Tạp chí Y học Việt Nam, tập 516, số 2, tr. 241-244.

Tải xuống

Đã Xuất bản

02.10.2023

Cách trích dẫn

Đỗ Danh Thắng, Ngô Tiến Quyền, Mai Duy Tùng, & Doãn Thế Mạnh. (2023). NHẬN XÉT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 106 BỆNH NHÂN ĐỘNG KINH, TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 110. Tạp Chí Y học Quân sự, (366). https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.324
 Ngày xuất bản      02-10-2023

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả