ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHỐI HỢP BÀI THUỐC TK1 VỚI ĐIỆN CHÂM TRONG ĐIỀU TRỊ 68 BỆNH NHÂN THOÁI HÓA KHỚP GỐI, TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 110

Các tác giả

  • Đặng Phương Phương Bệnh viện Quân y 110
  • Ngô Trọng Lượng Bệnh viện Quân y 110
  • Lê Văn Bình Bệnh viện Quân y 110
  • Nguyễn Hữu Nhẫn Bệnh viện Quân y 110

DOI:

https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.320

Từ khóa:

TK1, thoái hóa khớp gối, điện châm, giảm đau, tầm vận động.

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả phối hợp bài thuốc TK1 với điện châm trong điều trị thoái hóa khớp gối.

Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có so sánh trước và sau điều trị trên 68 bệnh nhân thoái hóa khớp gối, tại Bệnh viện Quân y 110, từ tháng 4/2019 đến tháng 12/2022. Đánh giá mức độ đau khớp gối theo thang điểm VAS. Đánh giá mức độ nặng của thoái hóa khớp theo chỉ số Lequesne. Đánh giá chức năng vận động khớp gối theo phương pháp Zero và chỉ số gót-mông.

Kết quả: Về hiệu quả giảm đau, sau 30 ngày điều trị, tỉ lệ bệnh nhân không đau và đau nhẹ giảm còn 88,3%, không còn bệnh nhân đau nặng; hiệu suất cải thiện chỉ số VAS trung bình là 4,50 ± 1,05 (điểm). Về hiệu quả cải thiện mức độ nặng của thoái hóa khớp gối, chỉ số Lequesne trung bình trên các bệnh nhân sau điều trị 15 ngày (6,45 ± 2,31 điểm) và 30 ngày (3,47 ± 1,50 điểm) cải thiện có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị (10,06 ± 2,32 điểm). Về chức năng vận động khớp gối, sau điều trị 30 ngày, tầm vận động khớp gối thay đổi rõ rệt, khác biệt giữa trước và sau điều trị có ý nghĩa thống kê, với p < 0,05. Phương pháp điều trị không gây ra các tác dụng không mong muốn trên lâm sàng.

Tài liệu tham khảo

Salmon J.H, Rat A.C, Sellam J, et al (2016), "Economic impact of lower-limb osteoarthritis worldwide: a systematic review of cost-of-illness studies", Osteoarthritis Cartilage, 24, pp. 1500-1508.

Johnson V.L, Hunter D.J (2014), “The epidemiology of osteoarthritis”, Best Pract Res ClinRheumatol, 28 (1): pp. 5-15.

Đặng Hồng Hoa (2001), Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh hư khớp gối, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

Bộ Y tế (2013), Quyết định về việc ban hành hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh,chữa bệnh chuyên ngành châm cứu, Quyết định số 792 /QĐ-BYT, tr. 10 -12, 105-108.

Bộ Y tế (2002), Dược điển Việt Nam, lần xuất bản thứ ba, Nhà xuất bản Y học, tr. 328-330, 357-358.

Nguyễn Thị Bích Hồng (2020), Đánh giá độc tính và hiệu quả điều trị của cao lỏng Ích gối khang trên bệnh nhân thoái hoá khớp gối, Luận văn tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

Đặng Thị Ngà (2018), Đánh giá tác dụng của điện châm kết hợp với từ trường trên bệnh nhân THKgối, Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

Niu J, Y.Q Zhang, J Torner et al (2009), "Is obesity a risk factor for progressive radiographic knee osteoarthritis?", Arthritis Rheum, 61 (3), 329-335.

Nguyễn Thị Hương (2017), Đánh giá tác dụng của siêu âm điều trị kết hợp điện châm và bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh trên BN THKG, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y Hà Nội.

Tải xuống

Đã Xuất bản

02.10.2023

Cách trích dẫn

Đặng Phương Phương, Ngô Trọng Lượng, Lê Văn Bình, & Nguyễn Hữu Nhẫn. (2023). ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHỐI HỢP BÀI THUỐC TK1 VỚI ĐIỆN CHÂM TRONG ĐIỀU TRỊ 68 BỆNH NHÂN THOÁI HÓA KHỚP GỐI, TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 110. Tạp Chí Y học Quân sự, (366), 4. https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.320
 Ngày xuất bản      02-10-2023