ĐẶC ĐIỂM RỐI LOẠN NHỊP TIM TRÊN HOLTER ĐIỆN TÂM ĐỒ Ở BỆNH NHÂN MẮC BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH

Các tác giả

  • Hà Ngọc Tiến Bệnh viện Quân y 354
  • Đỗ Quốc Thịnh Bệnh viện Quân y 103
  • Lương Công Thức Bệnh viện Quân y 103

DOI:

https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.483

Từ khóa:

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, Rối loạn nhịp tim, Điện tâm đồ

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát các rối loạn nhịp tim trên bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bằng ghi Holter điện tâm đồ 24 giờ.

Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang 70 bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, điều trị nội trú tại Bệnh viện Quân y 354, từ tháng 5/2023 đến tháng 5/2024. Đánh giá các rối loạn nhịp tim trên điện tâm đồ cơ bản và Holter điện tâm đồ 24 giờ theo Nguyễn Quang Tuấn (2013).

Kết quả: Tuổi trung bình của các bệnh nhân là 71,4 ± 8,1 tuổi. Tỉ lệ bệnh nhân nam/nữ = 6/1. Đa số bệnh nhân có tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào (75,7%). Thời gian mắc bệnh trung bình là 6,5 ± 3,5 năm, trong đó, bệnh nhân có thời gian mắc bệnh trên 5 năm chiếm 60,0%. Tăng huyết áp (68,6%), rối loạn lipid máu (34,3%) và đái tháo đường (22,9%) là các bệnh lí kết hợp hay gặp trên bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Holter ECG 24 giờ phát hiện các trường hợp có các rối loạn nhịp tim: nhịp xoang nhanh: 78,6%, ngoại tâm thu nhĩ: 68,6%, ngoại tâm thu thất: 54,3%, rung nhĩ: 14,3%, nhịp nhanh trên thất: 7,1% và nhịp nhanh thất: 4,3%.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2018), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, Nhà xuất bản Y học.

2. Chu Thị Hạnh, Phan Thu Phương, Vũ Văn Giáp và CS (2014), “Bệnh lí tim mạch đồng mắc với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Đđơn vị quản lí bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, Bệnh viện Bạch Mai”, Tạp chí Y học lâm sàng, 77: 88-86.

3. Lê Nhật Huy (2020), Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học lâm sàng và đánh giá kết quả can thiệp điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại tỉnh Nghệ An, Luận án tiến sĩ y học, Trường Ðại học Y Hà Nội.

4. Bùi Mai Hương (2020), Nghiên cứu biểu hiện lâm sàng, điện tim, siêu âm tim và kết quả chụp cắt lớp vi tính đa dãy động mạch vành ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, Luận án tiến sĩ y học, Học viện Quân y.

5. Nguyễn Quang Tuấn (2013), Thực hành đọc điện tim, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 80-87.

6. Nguyễn Hải Công (2022), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và yếu tố tiên lượng tử vong ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhập viện, Luận án tiến sĩ y học, Học viện Quân y.

7. Nguyễn Quang Đợi (2019), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ tắc động mạch phổi cấp ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

8. Nguyễn Văn Long (2021), Đánh giá mức độ và tiên lượng đợt cấp bằng một số thang điểm ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, Luận văn thạc sĩ y học, Học viện Quân y.

9. Global intiative for chronic obstructive lung disease (2020), “Global strategy for diagnosis, management and prevention of chronic obstructive pulmonary disease”, GOLD REPORT, 4-36.

10. Hansell A.L, Walk J.A & Soriano J.B (2003), “What do chronic obstructive pulmonary disease patients die from? A multiple cause coding analysis”, Eur. Respir. J, 22, 809-814.

11. Maclay J.D, MacNee W, (2013), “Cardiovascular disease in COPD: mechanisms”, Chest 143, 798-807.

12. Konecny T, Park J.K, Somers K.R, et al (2014), “Relation of chronic obstructive pulmonary disease to atrial and ventricular arrhythmias”, Am. J. Cardiol, 114, 272–277.

13. Shih H.T, Webb C.R, et al (1988), “Frequency and significance of cardiac arrhythmias in chronic obstructive lung disease”, Chest 94, 44-48.

14. Desai R, et al (2019), “The burden and impact of arrhythmia in chronic obstructive pulmonary disease: insights from the National Inpatient Sample”, Int. J. Cardiol. 281:49-55.

15. Rusinowicz T., Zielonka T.M & Zycinska K (2017), “Cardiac arrhythmias in patients with exacerbation of COPD”, Adv. Exp. Med. Biol. 1022,53-62.

16. Warnier M.J, Rutten F.H, Numans M.E, et al (2013), “Electrocardiographic characteristics of patients with chronic obstructive pulmonary disease”, COPD, 10: 62-71.

17. Sievi N.A, Clarenbach C.F, et al (2014), “High prevalence of altered cardiac repolarization in patients with COPD”, BMC Pulm. Med, 14, 55.

18. Manuti K. Jawad, Hameed Al-Dulaimy (2008), “Cardiac arrhythmias in chronic obstructive pulmonary disease”, Iraqi J Med Sci, 2008; Vol.6(2): 44-48.

19. Yuji Kusunoki, Toshie Nakamura, Kumiko Hattori, et al (2016), “Atrial and ventricular arrhythmia association factor in stable patients with chronic obstructive pulmonary disease”, Respiration (2016) 91(1): 34-42.

20. Dabadghao V.S, Patil R, Sharma S.K, et al (2016), “A clinical study of cardiac rhythm disturbance in patients with chronic obstructive pulmonary disease using 24 hour Holter monitoring”, International Journal of Research in Medical Sciences, 4(3), 702-705.

Đã Xuất bản

10.12.2024

Cách trích dẫn

Hà, N. T., Đỗ Quốc Thịnh, & Lương Công Thức. (2024). ĐẶC ĐIỂM RỐI LOẠN NHỊP TIM TRÊN HOLTER ĐIỆN TÂM ĐỒ Ở BỆNH NHÂN MẮC BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH. Tạp Chí Y học Quân sự, (364). https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.483

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
 Ngày nhận bài      20-07-2024
 Chấp nhận đăng  08-08-2024

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả