NHẬN XÉT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ VÀ SỬ DỤNG KHÁNG SINH DỰ PHÒNG TRONG PHẪU THUẬT
DOI:
https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.443Từ khóa:
Kháng sinh dự phòng, kháng sinh, nhiễm khuẩn vết mổTóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá một số đặc điểm dịch tễ học nhiễm khuẩn vết mổ và thực trạng sử dụng kháng sinh dự phòng tại Bệnh viện Quân y 105.
Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang không đối chứng 1.817 bệnh nhân thuộc loại phẫu thuật sạch và sạch-nhiễm, phẫu thuật tại Bệnh viện Quân y 105, từ tháng 6/2023 đến tháng 11/2023.
Kết quả: Tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ là 4,8%, vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ thường gặp là S. aureus (chiếm 45,5%). Chỉ định kháng sinh dự phòng đối với phẫu thuật sạch và sạch-nhiễm đạt 40,9%. Tính phù hợp chung của việc sử dụng kháng sinh dự phòng đạt 26,9%. Không có sự khác biệt về tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ giữa nhóm sử dụng kháng sinh dự phòng và nhóm kháng sinh điều trị, với p > 0,05.
Kết luận: Các yếu tố gồm tuổi, bệnh mắc kèm, điểm NNIS, thời gian nằm viện trước mổ và loại phẫu thuật có liên quan đến nhiễm khuẩn vết mổ. Tính phù hợp về chỉ định và phù hợp chung của sử dụng kháng sinh dự phòng còn thấp, cần có các biện pháp can thiệp, trong đó việc tuân thủ theo hướng dẫn, kiểm tra, giám sát sử dụng kháng sinh dự phòng là quan trọng.
Tài liệu tham khảo
Mengistu D.A, Alemu A, Abdukadir A.A, et al. (2023), “Global Incidence of Surgical Site Infection Among Patients: Systematic Review and Meta-Analysis”, Inquiry, 60:1-11.
Bratzler D, Dellinger E, Olsen K, et al. (2013), “Clinical practice guidelines for antimicrobial prophylaxis in surgery”, American journal of health-system pharmacy: AJHP: official journal of the American Society of Health-System Pharmacists, 70(3):195-283.
Bộ Y tế (2023), Hướng dẫn giám sát NKVM (ban hành kèm theo Quyết định 1526/QĐ-BYT của Bộ Y tế) http://soyte.laichau.gov.vn/ ttytsinho/van-ban-phap-quy/bo-y-te/bo-y-te-ban-hanh-quyet-dinh-1526-qd-byt-ve-huong-dan-giam-sat.html. accessed: 06/08/2023.
Meena R, Chakravarti S, Agarwal S, et al. (2023), “A Prospective Study of Surgical Site Infection with its Risk Factors and Their Correlation with the NNIS Risk Index”, J West Afr Coll Surg, 13(4):26-33.
Mohan N, Gnanasekar D, Sowmya T.K, et al. (2023), “Prevalence and Risk Factors of Surgical Site Infections in a Teaching Medical College in the Trichy District of India”, Cureus, 15(5):e39465.
Sattar F, Sattar Z, Zaman M, et al. (2019), “Frequency of Post-operative Surgical Site Infections in a Tertiary Care Hospital in Abbottabad, Pakistan”, Cureus, 11(3):e4243.
Mezemir R, Seid A, Gishu T, et al. (2020), “Prevalence and root causes of surgical site infections at an academic trauma and burn center in Ethiopia: a cross-sectional study”, Patient Safety in Surgery, 14(1):3-9.
Trần Thị Hồng Diệp, Trần Ngọc Phương Minh, Đặng Nguyễn Đoan Trang (2022), “Sử dụng KSDP và tình hình nhiễm khuẩn hậu phẫu trên BN phẫu thuật đại trực tràng tại Bệnh viện Đại học Y dược T.P Hồ Chí Minh”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 26(2):68-77.
Huỳnh Bảo An, Trần Đăng Trình, Hoàng Trọng Tín và CS (2023), “Khảo sát việc sử dụng KSDP trong PT chấn thương chỉnh hình tại Bệnh viện đa khoa Tâm Anh T.P Hồ Chí Minh”, Tạp chí Y học Việt Nam, 524(1A):71-76.
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Ngày xuất bản 16-08-2024