ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, TỈ LỆ KHÁNG KHÁNG SINH VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 40 BỆNH NHÂN NHIỄM KHUẨN HUYẾT, TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 110

Các tác giả

  • Nguyễn Văn Liệu Bệnh viện Quân y 110
  • Trần Thị Vân Anh Bệnh viện Quân y 110
  • Nguyễn Thế Lưu Bệnh viện Quân y 110
  • Nguyễn Thị Mến Bệnh viện Quân y 110

DOI:

https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.310

Từ khóa:

Kháng kháng sinh, nhiễm khuẩn huyết, Bệnh viện Quân y 110

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng; đánh giá tỉ lệ kháng kháng sinh của vi khuẩn và kết quả điều trị bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết.

Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu và tiến cứu, mô tả cắt ngang 40 bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết, điều trị tại Bệnh viện Quân y 110, từ tháng 01/2019 đến tháng 12/2022.

Kết quả: Tỉ lệ bệnh nhân nam/nữ 0,82. Đa số bệnh nhân từ 30-49 tuổi (72,5%); thuộc diện bảo hiểm y tế (82,5%), có thời gian nhập viện trước 72 giờ (90,0%). Đường vào của vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết là đường tiêu hóa (56,1%) và hô hấp (21,1%). Cơ quan rối loạn chức năng hay gặp là cơ quan tuần hoàn (88,6%) và hô hấp (83,7%). Đa số bệnh nhân có nồng độ procalcitonin tăng cao và rất cao (85,0%); cấy máu phân lập được nhóm vi khuẩn Gram âm (78,8%). Tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn: các kháng sinh có tỉ lệ bị kháng thấp là Meropenem (7,5%) và Levofloxacin (12,5%); có tỉ lệ bị kháng cao là Cefotaxime (75,0%), Ceftriaxon (70,0%) và Ceftazidime (52,5%). Kết quả điều trị: 84,0% bệnh nhân điều trị khỏi ra viện; 16,0% bệnh nhân phải chuyển viện hoặc chuyển khoa, không ghi nhận trường hợp bệnh nhân tử vong.

Tài liệu tham khảo

Các nguyên lí Y học nội khoa Harrison, Nhà xuất bản Y học, 2, pp.118-128.

Lê Xuân Trường (2009), “Giá trị chẩn đoán và tiên lượng của procalcitonin huyết thanh trong nhiễm trùng huyết”, Tạp chí Y học thành phố Hồ chí Minh, 13 (1), 189-194.

Trần Thị Hà Phương, Mai Thị Tiết (2014), Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai năm 2014.

Trần Văn Sĩ (2012), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang”, Tạp chí Y học thực hành, (815), số 4/2012.

Nguyễn Nghiêm Tuấn (2007), “Vai trò của Procalcitonin trong chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, số 13, tr. 327-333.

Nguyễn Việt Phương và cộng sự (2017), “Nghiên cứu giá trị chẩn đoán của procalcitonin ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết”, Tạp chí Y dược học Quân sự, số 6-2017.

Phạm Thị Lan và cộng sự (2017), Đặc điểm các trường hợp nhiễm khuẩn huyết liên quan đường truyền tĩnh mạch tại Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh.

Nguyễn Vĩnh Nghi (2019), Nghiên cứu tỉ lệ và tính kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ tại Bệnh viện Ninh Thuận năm 2019.

Đặng Thị Hằng (2020), Mức độ nhạy cảm kháng sinh của các chủng vi khuẩn phân lập được tại Bệnh Viện Quân y 110, từ năm 2018-2019.

Tải xuống

Đã Xuất bản

02.10.2023

Cách trích dẫn

Nguyễn Văn Liệu, Trần Thị Vân Anh, Nguyễn Thế Lưu, & Nguyễn Thị Mến. (2023). ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, TỈ LỆ KHÁNG KHÁNG SINH VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 40 BỆNH NHÂN NHIỄM KHUẨN HUYẾT, TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 110. Tạp Chí Y học Quân sự, (366), 4. https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.310
 Ngày xuất bản      02-10-2023

Các bài báo tương tự

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.