ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾT IL-6 IN VITRO CỦA TẾ BÀO ĐƯỢC XỬ LÍ BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỒNG NUÔI CẤY KẾT HỢP GIỮA TẾ BÀO CAR-T VỚI KHÁNG THỂ KHÁNG PD-1

Các tác giả

  • Nguyễn Thị Hiền Hạnh Học viện Quân y
  • Bùi Khắc Cường Học viện Quân y

DOI:

https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.449

Từ khóa:

CAR-T, PD-1 Ab, IL-6

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá khả năng tiết IL-6 của tế bào được xử lí bằng phương pháp đồng nuôi cấy kết hợp giữa tế bào CAR-T kết hợp với kháng thể kháng PD-1 (PD-1 Ab) trên các dòng tế bào ung thư bạch cầu.

Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu thực nghiệm, can thiệp trên 2 dòng tế bào ung thư CD19+ (Daudi và Raji) và 1 dòng tế bào CD19- (K562). Mỗi dòng tế bào, nghiên cứu trên 4 nhóm: nhóm điều trị tế bào đơn nhân máu ngoại vi (PBMC - nhóm chứng), nhóm điều trị PD-1 Ab, nhóm điều trị bởi CAR-T, nhóm điều trị PD-1 Ab + CAR-T. Định lượng nồng độ cytokine IL-6 tại thời điểm 24 giờ và 48 giờ, sử dụng bộ sinh phẩm IL-6 người ELISA Kit.

Kết quả: Hai dòng tế bào CD19+ (Daudi và Raji) có nồng độ IL-6 tương đương và thấp hơn so với tế bào CD19- (K562) ở nhóm PBMC. Khi điều trị với CAR-T và CAR-T + PD-1 Ab, nồng độ IL-6 của tế bào CD19- (K562) cao hơn so với tế bào CD19+ (Daudi và Raji). Sau 24 giờ điều trị, nhóm CAR-T và CAR-T kết hợp PD-1 Ab có nồng độ IL-6 trong dịch nuôi cấy của tế bào K562 và Daudi tăng so với nhóm chứng (PBMC).  Tuy nhiên, sau 48 giờ điều trị, nồng độ IL-6 giảm xuống. Hơn nữa, điều trị bởi PD-1 Ab làm tăng nồng độ IL-6 ở tế bào CD19- (K562), nhưng giảm nồng độ IL-6 ở tế bào CD19+ (Daudi và Raji).

Tài liệu tham khảo

D'Aloia M. M., Zizzari I. G, Sacchetti B, et al (2018), “CAR-T cells: the long and winding road to solid tumors”, Cell Death Dis, 9 (3): 282.

Dai H, Wang Y, Lu X, et al (2016), “Chimeric Antigen Receptors Modified T-Cells for Cancer Therapy”, J Natl Cancer Inst, 108(7).

Riley J. L (2009), “PD-1 signaling in primary T cells”, Immunol Rev, 229 (1): 114-25.

Han Y, Liu D, Li L (2020), “PD-1/PD-L1 pathway: current researches in cancer”, Am J Cancer Res, 10(3): 727-742.

Wang Z, Li N, Feng K, et al (2021), "Phase I study of CAR-T cells with PD-1 and TCR disruption in mesothelin-positive solid tumors", Cell Mol Immunol, 18 (9): 2188-2198.

Hodge D.R, Hurt E.M, Farrar W.L (2005), “The role of IL-6 and STAT3 in inflammation and cancer”, Eur J Cancer, 41(16): 2502-12.

Frey N, Porter D (2019), “Cytokine Release Syndrome with Chimeric Antigen Receptor T Cell Therapy”, Biol Blood Marrow Transplant, 25(4): e123-e127.

Burger R (2013), “Impact of interleukin-6 in hematological malignancies”, Transfus Med Hemother, 40 (5): 336-43.

Tsukamoto H, Fujieda K, Miyashita A, et al (2018), “Combined blockade of IL6 and PD-1/PD-L1 signaling abrogates mutual regulation of their immunosuppressive effects in the tumor microenvironment”, Cancer Res, 78 (17): 5011-5022.

Huseni Mahrukh A, Wang Lifen, Klementowicz Joanna E, et al (2023), “CD8+ T cell-intrinsic IL-6 signaling promotes resistance to anti-PD-L1 immunotherapy”, Cell Reports Medicine, 4(1): 100878.

Messmer A.S, Que Y.A, Schankin C, et al (2021), “CAR T-cell therapy and critical care: A survival guide for medical emergency teams”, Wien Klin Wochenschr, 133 (23-24): 1318-1325.

Fischer J.W, Bhattarai N (2021), “CAR-T Cell Therapy: Mechanism, Management, and Mitigation of Inflammatory toxicities”, Front Immunol, 12: 693016.

Jiang Zhiwu, Liao Rui, Lv Jiang, et al (2021), “IL-6 trans-signaling promotes the expansion and anti-tumor activity of CAR T cells”, Leukemia, 35 (5): 1380-1391.

Tải xuống

Đã Xuất bản

13.06.2024

Cách trích dẫn

Nguyễn Thị Hiền Hạnh, & Bùi Khắc Cường. (2024). ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾT IL-6 IN VITRO CỦA TẾ BÀO ĐƯỢC XỬ LÍ BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỒNG NUÔI CẤY KẾT HỢP GIỮA TẾ BÀO CAR-T VỚI KHÁNG THỂ KHÁNG PD-1. Tạp Chí Y học Quân sự, (370), 5. https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.449

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
 Ngày nhận bài      02-05-2024
 Ngày xuất bản      13-06-2024