TẠO DÒNG TẾ BÀO K562 ĐỒNG BIỂU HIỆN CÁC THỤ THỂ KHÁNG NGUYÊN NHÂN TẠO CD137L, CD86, CD64, CD19 VÀ IL15
DOI:
https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.607Từ khóa:
Tế bào trình diện kháng nguyên nhân tạo, CD19, CD64, CD86, CD137Tóm tắt
Mục tiêu: Tạo dòng tế bào K562 trình diện đồng thời các aAPC bám màng (CD137L, CD86, CD64, CD19 và IL15), góp phần tạo ra nguyên liệu khởi đầu cho liệu pháp tế bào CAR-T hướng đích CD19.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu sử dụng dòng tế bào K562 và chủng E. coli DH10B để tách dòng gen. Tiến hành “gapless PCR” tổng hợp hai đoạn gen: EF1αpromoter-CD137L-T2A-CD86-P2A-CD64-bGHterminator, kích thước 2.975 bp; và RPBSApromoter-CD19-T2A-mIL15-P2A-puroR-βglobinterminator, kích thước 2.137 bp. Tách dòng gen các cấu trúc bằng bộ sinh phẩm QIAquick® Gel Extraction Kit (Qiagen) và nối gen mục tiêu vào vector tách dòng pJET1.2 với xúc tác của enzyme T4 DNA ligase. Xây dựng plasmid pSBbi-Pur-CD19-CD137-CD86-CD64-mIL15 từ tế bào E. coli DH10b để chuyển nạp các cấu trúc di truyền bằng hệ thống Transposon-transposase.
Kết quả: Xây dựng thành công quy trình tối ưu tạo tế bào K562 biểu hiện aAPC với các điều kiện: chuyển nạp 2 µg mRNA SB100 và 20 µg plasmid pSBbi-Pur-CD19-CD137-CD64-CD86-mIL15 vào 107 tế bào K562 bằng bộ kit chuyển nạp SF Cell Line của Lonza.
Kết luận: Nghiên cứu đã tạo thành công dòng tế bào K562 đồng biểu hiện CD137L, CD86, CD64, CD19 và IL15 bám màng. Tối ưu hóa các điều kiện chuyển nạp vào tế bào K562 trên hệ thống Amaxa 4D-Nucleofector.
Tài liệu tham khảo
1. Banchereau J, Palucka A.K (2005), “Dendritic cells as therapeutic vaccines against cancer”, Nature Reviews Immunology, 5 (4): 296-306.
2. Steinman R.M, Hawiger D, Nussenzweig M.C (2003), “Tolerogenic dendritic cells”, Annual review of immunology, 21 (1): 685-711.
3. Almand B, Resser J.R, Lindman B, et al. (2000), “Clinical significance of defective dendritic cell differentiation in cancer”, Clinical Cancer Research, 6 (5): 1755-66.
4. Oelke M, Maus M.V, Didiano D, et al (2003), “Ex vivo induction and expansion of antigen-specific cytotoxic T cells by HLA-Ig–coated artificial antigen-presenting cells”, Nature Publishing Group US New York.
5. Hirano N, Butler M.O, Xia Z, et al (2006), “Engagement of CD83 ligand induces prolonged expansion of CD8+ T cells and preferential enrichment for antigen specificity”, Blood,107 (4): 1528-36.
6. Suhoski M.M, Golovina T.N, Aqui N.A, et al (2007), “Engineering artificial antigen-presenting cells to express a diverse array of co-stimulatory molecules”, Molecular Therapy, 15 (5): 981-8.