NGHIÊN CỨU THÔNG SỐ KĨ THUẬT SẤY THU HỒI VÀ ĐÁNH GIÁ ĐỘC TÍNH BÁN TRƯỜNG DIỄN CỦA BỘT CHIẾT XUẤT ANTHROCYANIN TỪ CỦ HÀNH TÍM

Các tác giả

  • Hoàng Thị Lệ Hằng Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
  • Cấn Văn Mão BM Sinh lý bệnh, Học viện Quân y
  • Ngô Thu Hằng Học Viện Quân y
  • Nguyễn Thị Lài Viện ứng dụng công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Nguyễn Đức Hạnh Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

DOI:

https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.50

Từ khóa:

Hành tím, anthocyanim, độc tính bán trường diễn

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu thông số kĩ thuật sấy thu hồi và đánh giá độc tính bán trường diễn trên thỏ với bột anthocyanin chiết tách từ củ hành tím.

Đối tương phương pháp nghiên cứu: Anthocyanin sấy phun tạo bột tại phòng thí nghiệm; đánh giá độc tính bán trường diễn trên 3 lô thỏ với các liều 600 mg/kg/ngày và liều 1.800 mg/kg/ngày, trong 4 tuần liên tục (từ 12/10/2021-12/4/2022).

Kết quả: Điều kiện tối ưu sấy thu hồi bột chiết xuất anthocyanin từ củ hành tím bằng phương pháp sấy phun nhiệt độ 160ºC, tốc độ dòng nạp liệu là 20 ml/phút, cho hiệu suất thu hồi bột > 92%, độ hòa tan 89,00%, độ ẩm 4,82%, hàm lượng anthocyanin > 220 mg/100g. Đánh giá độc tính bán trường diễn của bột anthocyanin chiết tách từ củ hành tím trên thỏ, cho thấy tất cả các chỉ số theo dõi (tình trạng chung, cân nặng, chức năng tạo máu, chức năng gan, mức độ hủy hoại tế bào gan, chức năng thận, mô bệnh học gan - thận thỏ) đều nằm trong giới hạn bình th­ường, không khác biệt so với lô chứng.

Kết luận: m được điều kiện tối ưu về nhiệt độ sấy, tốc độ dòng nạp liệu để tạo bột anthocyanin; cao hành tím liều 600 mg/kg/ngày và 1.800 mg/kg/ngày không gây độc tính bán trường diễn trên thỏ.

Từ khóa: Hành tím, anthocyanim, độc tính bán trường diễn.

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Thế Khánh, Phạm Tử Dương (2001), Xét nghiệm sử dụng trong lâm sàng, Nhà xuất bản Y học.

Gerhard Vogel H. (2008), Drug discovery and evaluation Pharmacological assays, Springer.

Antonieta Ruiz (2013), “Anthocyanin profiles in south Patagonian wild berries by HPLC-DAD-ESI-MS/MS”, Food Research International, 51, 706-713.

Bhornchai Harakotr, et al (2014), “Anthocyanins and antioxidant acitivity in coloured waxy corn at different maturation stages”, Journal of functional foods, 9, 109-118.

Cretu G.C and Morlock G.E (2014), “Analysis of Anthocyanins in powdered berry extracts by planar chromatography linked with bioassay and mass spectrometry”, Food Chemistry, 146, 104-112.

World Health Organization (2000), Working group on the safety and efficacy of herbal medicine, Report of regional office for the western pacific of the World Health Organization.

Fufa B. (2019), “Anti-bacterial and Anti-fungal Properties of Garlic Extract (Allium sativum): A Review”, Microbiology Research Journal International, 28,1-5.

Akinyemi A.J, Lekan Faboya A.P, Awonegan I.O, Anadozie S, Oluwasola T.A (2018), “Antioxidant and Anti-Acetylcholinesterase Activities of Essential Oils from Garlic (Allium Sativum) Bulbs”, International Journal of Plant Research, 31 (2).

Kong J.M, Chia L.S, Goh N.K (2003), “Analysis and biological activities of anthocyanin”, Phytochemistry, 64 (5), pp. 923-933.

Tải xuống

Đã Xuất bản

28.04.2023

Cách trích dẫn

Hoàng Thị Lệ Hằng, Văn Mão C., Ngô Thu Hằng, Nguyễn Thị Lài, & Nguyễn Đức Hạnh. (2023). NGHIÊN CỨU THÔNG SỐ KĨ THUẬT SẤY THU HỒI VÀ ĐÁNH GIÁ ĐỘC TÍNH BÁN TRƯỜNG DIỄN CỦA BỘT CHIẾT XUẤT ANTHROCYANIN TỪ CỦ HÀNH TÍM. Tạp Chí Y học Quân sự, (363), 49–55. https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.50

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
 Ngày nhận bài      10-01-2023
 Chấp nhận đăng  27-04-2023
 Ngày xuất bản      28-04-2023