KHẢO SÁT KIẾN THỨC VỀ BỆNH SUY TIM Ở 95 NGƯỜI BỆNH SUY TIM MẠN TÍNH, ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 354

Các tác giả

  • Trương Minh Hoá Bệnh viện Quân y 354
  • Nguyễn Thị Hà Bệnh viện Quân y 354
  • Nguyễn Thúy Loan Bệnh viện Quân y 354

DOI:

https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.418

Từ khóa:

Suy tim, kiến thức đúng, bệnh tim mạch

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát kiến thức về bệnh suy tim và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức này của người bệnh suy tim mạn tính đang điều trị.

Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang 95 bệnh nhân suy tim mạn tính, điều trị nội trú tại Khoa Nội tim - thận - khớp, Bệnh viện Quân y 354, từ tháng 7 đến tháng 10/2023.

Kết quả: Bệnh nhân phân bố từ 49 đến 89 tuổi, trung bình 63,3 ± 11,0 tuối. Đa số bệnh nhân là nam giới (56,8%), ở khu vực thành thị (82,1%), học vấn từ trung học phổ thông trở lên (85,2%), sống cùng gia đình (81,0%), nằm viện nội trú lần đầu (53,7%), suy tim độ 3 (40,0%) hoặc độ 2 (34,7%). Tỉ lệ bệnh nhân trả lời đúng từng nội dung câu hỏi từ 41,0% đến 84,2%. Điểm kiến thức về suy tim phân bố từ 5 điểm đến 14 điểm, trung bình 9,7 ± 2,3 điểm. Kết quả điểm nhận thức đúng về suy tim cao hơn ở các nhóm bệnh nhân từ 60 đến 80 tuổi (10,8 ± 2,0 điểm), nhóm bệnh nhân trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở lên (9,7 ± 2,2 điểm), nhóm bệnh nhân có bảo hiểm y tế (10,1 ± 2,1), BN nằm viện ít nhất 2 lần (10,5 ± 1,9 điểm).

Tài liệu tham khảo

Ngô Quý Châu và cộng sự (2012), “Suy tim”, Trong: Bệnh học nội khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr ang 202-226.

Nguyễn Ngọc Huyền, Nguyễn Tiến Dũng (2013), “Các yếu tố liên quan đến hành vi tự chăm sóc của người già suy tim, tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên”, Tạp chí tim mạch học Việt Nam, 64 (88): 26-33.

Nguyễn Lân Việt (2015), Thực hành bệnh tim mạch (tái bản lần thứ 3), Nhà xuất bản Y học.

Nguyễn Hồng Hạnh, Lê Thị Diệu Hồng và cộng sự (2022), “Đánh giá thay đổi trong thực hành tự chăm sóc và ảnh hưởng đến kết quả điều trị ngoại trú của người bệnh suy tim mạn tính, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108”, Tạp chí Y dược lâm sàng 108, số 17 (tháng 12/2022): 159-166.

Members A.T.F, Dickstein K, Cohen-Solal A et al. (2008), “ESC Guidelines for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure 2008: the Task Force for the Diagnosis and Treatment of Acute and Chronic Heart Failure 2008 of the European Society of Cardiology. Developed in collaboration with the Heart Failure Association of the ESC (HFA) and endorsed by the European Society of Intensive Care Medicine (ESICM)”, European heart journal, 29(19): 2388-2442.

Lainscak M, Blue L, Clark A.L et al. (2011), “Self‐care management of heart failure: practical recommendations from the Patient Care Committee of the Heart Failure Association of the European Society of Cardiology”, European journal of heart failure, 13(2): 115-126.

Cline C, Björck‐Linné A, Israelsson B et al. (1999), “Non‐compliance and knowledge of prescribed medication in elderly patients with heart failure”, European journal of heart failure, 1(2): 145-149.

Van der Wal M.H, Jaarsma T, Moser D.K et al. (2005), “Development and testing of the Dutch heart failure knowledge scale”, European Journal of Cardiovascular nursing, 4(4): 273-277.

Tải xuống

Cách trích dẫn

Trương Minh Hoá, Nguyễn Thị Hà, & Nguyễn Thúy Loan. (2024). KHẢO SÁT KIẾN THỨC VỀ BỆNH SUY TIM Ở 95 NGƯỜI BỆNH SUY TIM MẠN TÍNH, ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 354. Tạp Chí Y học Quân sự, (369), 4. https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.418
 Ngày nhận bài      10-03-2024
 Chấp nhận đăng  23-04-2024
 Ngày xuất bản      08-05-2024