ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG BIẾN CHỨNG NẶNG Ở BỆNH NHÂN SỐT DO RICKETTSIA

Các tác giả

  • TS. Nguyễn Đăng Mạnh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • CN. Nguyễn Hương Lan Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • ThS. Phạm Văn Chung Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • BS. Nguyễn Thanh Tùng Đại học Y Hà Nội

Từ khóa:

Sốt mò, sốt do Rickettsia, biến chứng.

Tóm tắt

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố tiên lượng biến chứng nặng ở bệnh nhân sốt do Rickettsia, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, từ tháng 01/2014 đến tháng 04/2021. Kết quả: Bệnh nhân sốt mò và sốt do Rickettsia gặp nhiều ở nam giới (lần lượt là 63,3% và 62,5%). Đa số bệnh nhân sốt mò sống ngoài thành thị (63,3%), sốt do Rickettsia sống trong thành thị (68,7%). Trên 95,0% bệnh nhân của 2 nhóm nghiên cứu khởi phát bệnh với triệu chứng: sốt, đau đầu, đau cơ - khớp với thời gian sốt trung bình 11,76 ± 4,30 ngày. Triệu chứng hô hấp hay gặp hơn ở bệnh nhân sốt mò: ho (42,0%); khó thở (22,0%); rale nổ (36,7%). 100% bệnh nhân cả 2 nhóm có tăng PCT trên 0,05 ng/ml, trong đó mức tăng PCT của nhóm sốt do Rickettsia (0,916 ± 0,45 ng/ml) thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm sốt mò (2,356 ± 2,119 ng/ml), với p = 0,026. Nhóm sốt mò có tỉ lệ tăng bạch cầu (46,7%) cao hơn có ý nghĩa so với nhóm sốt do Rickettsia (12,5%), với p < 0,002. Một số yếu tố tiên lượng biến chứng nặng ở bệnh nhân sốt do Rickettsia: thâm nhiễm phổi lan tỏa trên phim chụp X quang (OR: 19,5; p = 0,014); rale ẩm (OR: 18; p = 0,016); thở nhanh ≥ 25 nhịp/phút (OR: 18; p = 0,016); khó thở (OR: 7,44; p = 0,003); dịch màng phổi trên siêu âm (OR: 4,3; p = 0,035); tăng AST ≥ 200 U/L (OR: 4,42; p = 0,012). Giá trị PCT có khả năng tiên lượng biến chứng nặng với độ tin cậy khá cao (diện tích dưới đường cong ROC là 0,75).

Tài liệu tham khảo

Hoi l.T và cộng sự (2015), “Ứng dụng kĩ thuật Realtime PCR để xác định 3 nhóm vi khuẩn Rickettsia gây bệnh sốt cấp tính ở người”, Tạp chí Truyền nhiễm Việt Nam, số 4 (12), tr. 41-45.

Hằng N.T.T và cộng sự (2017), “Thiết lập quy trình Realtime-PCR phát hiện Orientia tsutsugamushi và Rickettsia gây bệnh ở người”, Tạp chí Truyền nhiễm Việt Nam, số đặc biệt hội nghị khoa học, tr. 79-86.

Vu Trung N, Thuong N.T.H, Toan T.K et al (2017), “Seroprevalence of scrub typhus, typhus, and spotted fever among rural and urban populations of northern Vietnam”, The American Journal of tropical medicine and hygiene, 96 (5), pp. 1084-1087.

Aung A.K, Spelman D.W, Murray R.J, et al (2014), “Rickettsial infections in Southeast Asia: implications for local populace and febrile returned travelers”, The American journal of tropical medicine and hygiene, 91 (3), pp. 451-460.

Shpynov S, Pozdnichenko N, Gumenuk A (2015), “Approach for classification and taxonomy within family Rickettsiaceae based on the Formal Order Analysis”, Microbes and infection, 17 (11-12), pp. 839-844.

Biggs H.M, Barton Behravesh C, Bradley K.K, et al (2016), Diagnosis and management of tickborne rickettsial diseases: Rocky Mountain spotted fever and other spotted fever group rickettsioses, ehrlichioses, and anaplasmosis-United States: a practical guide for health care and public health professionals.

Hamaguchi S, Cuong N.C, Tra D.T, et al (2015), “Clinical and epidemiological characteristics of scrub typhus and murine typhus among hospitalized patients with acute undifferentiated fever in northern Vietnam”, The American Journal of tropical medicine and hygiene, 92 (5), pp. 972-978.

Trung N.V, Le Thi Hoi V.M.D, Huong D.T, et al (2019), “Clinical Manifestations and Molecular Diagnosis of Scrub Typhus and Murine Typhus, Vietnam, 2015-2017”, Emerging infectious diseases, 25 (4), pp. 633.

Wang C.C, Liu S.F, Liu J.W, et al (2007), “Acute respiratory distress syndrome in scrub typhus”, The American Journal of tropical medicine and hygiene, 76 (6), pp. 1148-1152.

Thanachartwet V, Desakorn V, Sahassananda D, et al. (2016), “Serum procalcitonin and peripheral venous lactate for predicting dengue shock and/or organ failure: a prospective observational study”, PLoS neglected tropical diseases. 10 (8), pp. e0004961. 

Tải xuống

Đã Xuất bản

09.09.2021

Cách trích dẫn

TS. Nguyễn Đăng Mạnh, CN. Nguyễn Hương Lan, ThS. Phạm Văn Chung, & BS. Nguyễn Thanh Tùng. (2021). ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG BIẾN CHỨNG NẶNG Ở BỆNH NHÂN SỐT DO RICKETTSIA. Tạp Chí Y học Quân sự, (353), 89–94. Truy vấn từ https://yhqs.vn/tcyhqs/article/view/207

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
 Ngày xuất bản      09-09-2021