Nghiên cứu tác dụng bảo vệ phóng xạ của hải sâm trên động vật thực nghiệm

Các tác giả

  • Nguyễn Đức Phương Viện Y học phóng xạ và U bướu Quân đội
  • Đặng Trần Trung Viện Y học phóng xạ và U bướu Quân đội
  • Nguyễn Văn Mùi Viện Y học phóng xạ và U bướu Quân đội

Từ khóa:

Hải sâm, chiếu xạ, bảo vệ phóng xạ.

Tóm tắt

Nghiên cứu tiến cứu, thực nghiệm có so sánh đối chứng trên 290 con chuột nhắt trắng dòng Swiss, chia thành 3 nhóm: nhóm thực nghiệm (chuột uống chế phẩm hải sâm và chiếu xạ toàn thân); nhóm đối chứng chiếu xạ (chuột uống nước cất và chiếu xạ toàn thân); nhóm đối chứng sinh học (chuột uống nước cất và không chiếu xạ).
Kết quả: Với liều chiếu xạ toàn thân 6 Gy, 7 Gy, 8 Gy, thấy xác suất sinh tồn của chuột nhóm thực nghiệm (lần lượt là 66,7%, 27,0%, 0%) cao hơn so với nhóm đối chứng chiếu xạ (lần lượt là 40,0%, 20,0%, 0%). Đặc biệt, với liều chiếu xạ 6 Gy, số chuột sống ở nhóm thực nghiệm (20 con) nhiều hơn ở nhóm đối chứng chiếu xạ (12 con), khác biệt với p < 0,05. Tương ứng các liều chiếu xạ toàn thân 6 Gy, 7 Gy, 8 Gy, thấy thời gian sống trung bình của chuột nhóm thực nghiệm (lần lượt là 25,3 ngày, 18,3 ngày, 7,3 ngày) cao hơn so với nhóm đối chứng chiếu xạ (lần lượt là 21,4 ngày, 15,3 ngày, 6,2 ngày). Hệ số bảo vệ α, β ở liều chiếu toàn thân 6 Gy lần lượt là 0,45 và 0,52; tương đồng với hệ số giảm liều bằng 1,1.

Tải xuống

Cách trích dẫn

Nguyễn, Đức P., Đặng, T. T., & Nguyễn, V. M. (2022). Nghiên cứu tác dụng bảo vệ phóng xạ của hải sâm trên động vật thực nghiệm. Tạp Chí Y học Quân sự, (359), 52–55. Truy vấn từ https://yhqs.vn/tcyhqs/article/view/11

Số

Chuyên mục

HỘI NGHỊ KHOA HỌC Y HỌC CỔ TRUYỀN TOÀN QUÂN NĂM 2022
 Ngày xuất bản      30-08-2022