NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 70 BỆNH NHÂN SỐT MÒ, TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 110

Các tác giả

  • Nguyễn Văn Tứ Bệnh viện Quân y 110
  • Hoàng Gia Quyết Bệnh viện Quân y 110
  • Nguyễn Thị Hà Thành Bệnh viện Quân y 110
  • Nguyễn Thị Ngọc Thiện Bệnh viện Quân y 110
  • Nguyễn Thị Hiệp Bệnh viện Quân y 110

DOI:

https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.311

Từ khóa:

Sốt mò, nốt loét, Chlorocide, viêm hạch

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân sốt mò.

Đối tượng, phương pháp: Hồi cứu mô tả 70 bệnh nhân sốt mò, điều trị nội trú tại Bệnh viện Quân y 110, từ tháng 01/2017 đến tháng 12/2022.

Kết quả: Nhóm bệnh nhân sốt mò nghiên cứu có tỉ lệ lớn ở độ tuổi từ 41-50 tuổi (44,3%), làm nghề nông nghiệp (71,4%), sinh sống ở miền núi và trung du (65,7%), thời điểm mắc bệnh vào tháng 6 và tháng 7 (54,3%), vào viện tuần thứ 2 của bệnh (50,0%). Trên lâm sàng, 100% bệnh nhân có triệu chứng sốt, đau đầu và nốt loét; các triệu chứng khác gặp với tỉ lệ ít hơn: viêm hạch 92,9%, viêm phế quản 25,7%, nổi ban 21,4%, tổn thương thận 30,0%, tổn thương gan 14,3%, biểu hiện tâm thần kinh 4,3%. Điều trị đặc hiệu bằng Chlorocide, tỉ lệ bệnh nhân cắt sốt sau 2 ngày là 32,9%, sau 3 ngày là 35,7%. Kết quả chung, tỉ lệ khỏi bệnh chiếm 97,1% và tái phát chiếm 2,9%.

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Văn Tường (2016), Một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, xét nghiệm và điều trị sốt mò tại Bệnh viện Quân y 110. ( tr.1071 - Kỷ yếu công trình khoa học y học bệnh viện quân y 110).

Lê Đăng Hà, Phạm Thanh Thủy, Cao Văn Viên (2006), Đặc điểm dịch tễ sốt mò các trường hợp điều trị tại Viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới, 2001-2003

Phạm Xuân Đà (2005), “Nghiên cứu dịch tễ học hồi cứu tổng quan về cơ chế lây truyền Orientia tsutsugamushi trong véc tơ truyền bệnh”, Tạp chí Y học thực hành 1(501):31 – 34.

Nguyễn Văn Thông, Nguyễn Đức Hào (2018), Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị 34 bệnh sốt mò tại Bệnh viện Quân y 110.

Đỗ Văn Thành, Nguyễn Thị Hạnh, Lê Đăng Hà và cộng sự (2000), Nghiên cứu bệnh cảnh lâm sàng, xét nghiệm và điều trị bệnh do Rickettsia tsutsugamushi.

Nguyễn Trọng Chính (2004), “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị bệnh sốt mò tại Viện 108 (1998-2003)”, Tạp chí Y học thực hành, 3(474): 61-64.

Bùi Đại (2005), “Bệnh do Rickettsia (Ricketsioses)”, trong: Bệnh học truyền nhiễm, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

Lê Văn An, Nguyễn Đình Khoa, Phan Trung Tiến (2005): “Chẩn đoán bệnh sốt mò (Scrub typhus) do Orentia tsutsugamushi ở Thừa Thiên Huế”, Tạp chí Y học thực hành, (521): 68-73.

Tải xuống

Đã Xuất bản

02.10.2023

Cách trích dẫn

Nguyễn Văn Tứ, Hoàng Gia Quyết, Nguyễn Thị Hà Thành, Nguyễn Thị Ngọc Thiện, & Nguyễn Thị Hiệp. (2023). NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 70 BỆNH NHÂN SỐT MÒ, TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 110. Tạp Chí Y học Quân sự, (366), 4. https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.311
 Ngày xuất bản      02-10-2023