ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN 158 BỆNH NHÂN THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG, TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 354

Các tác giả

  • Nguyễn Thị Thanh Bé Bệnh viện Quân y 354
  • Dương Đình Phúc Bệnh viện Quân y 354
  • Hồ Thị Thắm Bệnh viện Quân y 354
  • Phạm Diệu Linh Bệnh viện Quân y 354
  • Phùng Thị Loan Bệnh viện Quân y 354
  • Hoàng Hồng Quân Binh chủng Hóa học

DOI:

https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.411

Từ khóa:

Lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị bảo tồn và yếu tố liên quan đến kết quả điều trị bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.

Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang có phân tích 158 bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, điều trị bảo tồn tại Khoa A7, Bệnh viện Quân y 354, từ tháng 02-8/2021.

Kết quả: Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng hay gặp hơn ở nam giới (53,8%), người dưới 49 tuổi (60,1%), nghề nghiệp lao động chân tay (79,1%). Triệu chứng lâm sàng hay gặp là đau có tính chất cơ học (100%), có điểm đau cột sống thắt lưng (100%), co cứng cơ cạnh cột sống (88,6%), dấu hiệu Lasègue dương tính (84,2%), điểm đau Valleix dương tính (82,3%). Về giai đoạn bệnh: giai đoạn 3a 50,0% và giai đoạn 2 chiếm 31,7%. Đa số bệnh nhân thoát vị đĩa đệm L4-L5 (51,3%), thoát vị 1 đĩa đệm (67,7%), thoát vị thể ra sau lệch bên (77,2%), có hẹp ống sống (44,9%). Kết quả điều trị: 52,5% bệnh nhân đạt kết quả rất tốt và tốt. Phát hiện mối liên quan giữa kết quả điều trị kém hơn với các yếu tố: đau có tính chất cơ học; thay đổi đường cong sinh lí cột sống thắt lưng; vẹo cột sống; chỉ số Schober; dấu hiệu Lasègue; có rối loạn vận động, dinh dưỡng, cảm giác và phản xạ; hẹp ống sống, thoát vị ≥ 2 đĩa đệm.

Tài liệu tham khảo

Trần Ngọc Anh (2012), “Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng”, Tạp chí Y dược học quân sự, số 4, 2012, 25-30.

Nguyễn Văn Chương, Nguyễn Minh Hiện, Nguyễn Văn Tuấn, Trần Thị Bích Thảo, Hoàng Thị Dung, Lê Quang Toàn, Thái Sơ (2015), “Nghiên cứu thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tại Bộ môn - Khoa Nội Thần kinh, Bệnh viện Quân y 103 - Học viện Quân y: Số liệu thu thập của 10 năm gần đây (2004-2013) với 4.718 bệnh nhân”, Tạp chí Y dược học quân sự, số 3, 2015, 15-21.

Ngô Tiến Tuấn (2010), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh cộng hưởng từ và điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng phương pháp chọc cắt đĩa đệm qua da, Luận án tiến sĩ y học, Học viện Quân y.

Bùi Quang Tuyển (2007), Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.

A.J.H Verwoerd, P.A.J Luijsterburg, C.W.C Lin, W.C.H Jacobs, B.W Koes, A.P Verhagen (2013), “Systematic review of prognostic factors predicting outcome in non-surgically treated patients with sciatica”, Eur J Pain, 17 (2013) 1126-113.

Catherine Beauvais, Marc Wybier, Pascal Chazerain, Marc Harboun et al. (2003), “Jean Denis Laredo, Prognostic value of early computed tomography in radiculopathy due to lumbar intervertebral disk herniation”, A prospective study, Joint Bone Spine, 2003 Mar; 70(2): 134-9.

Hiromichi Komori, Atsushi Okawa, Hirotaka Haro, Ken-ichi Shinomiya (2002), “Factors predicting the prognosis of lumbar radiculopathy due to disc herniation”, Journal of Orthopaedic Science, Volume 7, Issue 1, January 2002, pages 56-61.

I Valls, A Saraux, P Goupille, A Khoreichi, D Baron, P Le Goff (2001), “Factors predicting radical treatment after in-hospital conservative management of disk-related sciatica”, Joint Bone Spine, 2001 Feb; 68(1): 50-8.

J. Coste, G Delecoeuillerie, A Cohen de Lara, J.M Le Parc, J.B Paolaggi (1994), “Clinical course and prognostic factors in acute low back pain: an inception cohort study in primary care practice”, BMJ, 1994 Feb 26; 308 (6928): 577-580.

Julie Ashworth, Kika Konstantinou, Kate M Dunn (2011), “Prognostic factors in non-surgically treated sciatica: A systematic review”, BMC Musculoskeletal Disorders, 2011, 12(1): 208.

Patrick C.A.J Vroomen, M.C.T.F.M de Krom and J.A Knottnerus (2002), “Predicting the outcome of sciatica at short-term follow-up”, British Journal of General Practice, 2002, 52: 119-123.

Pavlov H et al. (1987), “Cervical spinal stenosis: determination with vertebral body ratio method”, Radiology, 1987; 164(3): 771-5.

R Prasad, M Honda, K Singh, V Sharma, M Dhakal (2006), “Epidemiological characteristic of lumbar dics prolapse in a teriary care hospital”, The Internet Journal Surgery, Vol.3, Num. 1.

Wilco C Peul, Ronald Brand, Ralph T.W.M Thomeer, Bart W Koes (2008), Improving prediction of ‘‘inevitable” surgery during non-surgical treatment of sciatica, Pain 138, page 571-576.

Tải xuống

Đã Xuất bản

08.05.2024

Cách trích dẫn

Nguyễn Thị Thanh Bé, Dương Đình Phúc, Hồ Thị Thắm, Phạm Diệu Linh, Phùng Thị Loan, & Hoàng Hồng Quân. (2024). ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN 158 BỆNH NHÂN THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG, TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 354. Tạp Chí Y học Quân sự, (369), 5. https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.411
 Ngày nhận bài      07-03-2024
 Chấp nhận đăng  23-04-2024
 Ngày xuất bản      08-05-2024