MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỚNG ĐẾN CÔNG TÁC CỨU CHỮA THƯƠNG BINH TUYẾN TRUNG ĐOÀN, SƯ ĐOÀN KHI ĐỊCH SỬ DỤNG VŨ KHÍ HẠT NHÂN
Từ khóa:
Cứu chữa, thương binh, vũ khí hạt nhânTóm tắt
Giữ vững đường lối chính trị, quân sự đúng đắn và luôn có sự chuẩn bị để ứng phó với tất cả các tình huống có thể xảy ra trên chiến trường là nhu cầu tất yếu của quân đội. Thực tiễn các cuộc chiến tranh gần đây trên thế giới cho thấy, mục đích, hình thái, phương thức tiến hành chiến tranh đã có nhiều nội dung phát triển mới; chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong tương lai (nếu xảy ra), không loại trừ địch sử dụng vũ khí hạt nhân. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến công tác cứu chữa thương binh bệnh binh ở quân y tuyến trung đoàn, sư đoàn, như các yếu tố địa hình, khí hậu, thời tiết; yếu tố đặc điểm tình hình địch, tình hình ta; yếu tố tổ chức, biên chế, trang bị và khả nưng đáp ứng nhiệm vụ của quân y tuyến trung đoàn, sư đoàn... Xác định những thuận lợi, khó khăn và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác cứu chữa thương binh bệnh binh khi địch sử dụng vũ khí hạt nhân góp phần quan trọng trong công tác bảo đảm quân y sẵn sàng chiến đấu giai đoạn trước mắt và những năm tiếp theo; là cơ sở khoa học để các cơ quan, đơn vị nghiên cứu, xem xét, vận dụng vào thực tiễn, nâng cao chất lượng bảo đảm quân y sẵn sàng chiến đấu, tích cực góp phần vào khả năng hoàn thành nhiệm vụ đơn vị, đặc biệt tại các trung đoàn, sư đoàn trong toàn quân.
Tài liệu tham khảo
Bộ Tổng tham mưu (2000), Vũ khí hạt nhân và cách phòng chống, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, tr. 136-138.
Bộ Tổng tham mưu (2000), Phòng chống vũ khí hủy diệt lớn, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, tr. 50-70.
Cục Quân y (2006), Tổ chức chỉ huy quân y, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, tập 2, tr. 97-307.
Nguyễn Bằng Quyền và cộng sự (2002), Độc học và phóng xạ quân sự, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, tr. 167-168.
Comprehensive Nuclear Test Ban Treaty Organization, History of Nuclear testing, (4); p. 48, https://www.ctbto.org/nuclear testing/history of nuclear testing/world overview/.
Gregory B Knudson (2002), “Nuclear, Biological, and Chemical Combined Injuries and Countermeasures on the Battlefield”, Military medicine, 167 (1), pp. 95.
Asaf Durakovic (2017), “Medical Effect of a Transuranic Dirty Bomb”, Military Medicine, 182 (3/4), pp. 1591.
Anders I, Thunborg et al (1981), “Comprehensive Study on Nuclear Weapons, United nations publication”, New York 1981, 4 (1), p. 48.