THỰC TRẠNG NGUỒN NƯỚC VÀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC DÙNG CHO MỤC ĐÍCH ĂN UỐNG, SINH HOẠT, TẠI 67 ĐƠN VỊ BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG, TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN, NĂM 2024

Các tác giả

  • Phạm Văn Hùng Viện Y học dự phòng Quân đội
  • Cao Thị Minh Ngọc Viện Y học dự phòng Quân đội
  • Hoàng Văn Trường Viện Y học dự phòng Quân đội
  • Phạm Văn Sơn Viện Y học dự phòng Quân đội
  • Trần Quốc Luật Viện Y học dự phòng Quân đội

DOI:

https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.513

Từ khóa:

Nước ăn uống, nước sạch, biên phòng

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng nguồn nước và chất lượng nước dùng cho mục đích ăn uống, sinh hoạt tại các đơn vị Bộ đội Biên phòng, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, đánh giá thực trạng nguồn nước; tình trạng ô nhiễm một số yếu tố lí, hóa học, vi sinh vật trong 148 mẫu nước, từ 77 nguồn nước ăn uống, sinh hoạt tại 67 đơn vị Bộ đội Biên phòng, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, từ tháng 4 đến tháng 6/2024.

Kết quả: Có 43/67 đơn vị (64,2%) sử dụng nguồn nước khe suối để ăn uống, sinh hoạt; 8/67 đơn vị (11,9%) có hệ thống lọc thô trước khi đưa vào sinh hoạt. 49/148 mẫu nước (33,1%) có các chỉ tiêu xét nghiệm đạt tiêu chuẩn nước sạch (theo QCVN 01-1:2018/BYT). Nguồn nước nghiên cứu chủ yếu bị ô nhiễm vi sinh vật (64,9% mẫu nhiễm coliforms và 36,5% nhiễm E. Coli). Tỉ lệ mẫu nước ô nhiễm các hợp chất chứa nitơ ở mức thấp (amoni: 0,7%; nitrit: 4,7%; pecmanganat: 5,4%). Không phát hiện tình trạng ô nhiễm kim loại nặng (chì, thủy ngân, asen, cadimi) trong nguồn nước ăn uống, sinh hoạt tại các đơn vị nghiên cứu.

Tài liệu tham khảo

Bộ Tài Nguyên môi trường (2011), Chất lượng nước - lấy mẫu - Phần 1: hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu.

Phạm Văn Ban và cộng sự (2019), Nghiên cứu đề xuất các giải pháp công nghệ và quản lí trong thu trữ nước mưa và nước mặt phục vụ dân sinh vùng Tây Bắc, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam.

Nguyễn Thị Hải Hà (2022), “Thực trạng chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt của một số cơ sở cung cấp nước ≥ 1.000 m3/ngày đêm tại Việt Nam”, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 514.

Hoàng Nghĩa (2023), “Lạng Sơn: Đưa nước sạch đến với người dân vùng khó khăn”, Báo điện tử của Bộ Tài nguyên môi trường.

Nguyễn Hồng Trường và cộng sự (2020), “Hiện trạng cấp nước vùng miền núi phía bắc và các tiêu chí lựa chọn địa điểm xây dựng bảo đảm tính bền vững”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy lợi, (60), tr 57.

Prüss-Üstün A, Bos R, Gore F, Bartram J (2008), “Safer water, better health: costs, benefits and sustainability of interventions to protect and promote health”, World Health Organization: Geneva.

The World Bank (2018), “Climbing the Ladder Poverty Reduction and Shared Prosperity in VietNam”, Washington, DC: The World Bank.

Tung Bui Huy, et al. (2014), “Assenssing Health Risk due to Exposure to Arsenic in Drinking Water in Hanam Province, Vietnam”, Int. J. Environ. Res. Public Health, 11(1).

World Health Organization (2020), Water and Sanitation.

Tải xuống

Đã Xuất bản

08.10.2024

Cách trích dẫn

Phạm, H., Cao Thị Minh Ngọc, Hoàng Văn Trường, Phạm Văn Sơn, & Trần Quốc Luật. (2024). THỰC TRẠNG NGUỒN NƯỚC VÀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC DÙNG CHO MỤC ĐÍCH ĂN UỐNG, SINH HOẠT, TẠI 67 ĐƠN VỊ BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG, TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN, NĂM 2024. Tạp Chí Y học Quân sự, (372), 62–66. https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.513
 Ngày nhận bài      14-08-2024
 Chấp nhận đăng  05-10-2024
 Ngày xuất bản      08-10-2024

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả