ĐÁNH GIÁ ĐỘC TÍNH BÁN TRƯỜNG DIỄN CỦA CAO LỎNG PHONG TÊ THẤP TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM
DOI:
https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.614Từ khóa:
Cao lỏng “Phong tê thấp”, độc tính bán trường diễn, OECDTóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá độc tính bán trường diễn của cao lỏng “Phong tê thấp” trên động vật thực nghiệm.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu thực nghiệm có so sánh trên 30 con chuột cống trắng chủng Wistar, chia ngẫu nhiên thành lô chứng (10 con chuột, cho uống nước cất 10 ml/kg/24 giờ), lô trị 1 (10 con chuột, cho uống cao lỏng “Phong tê thấp” với liều 6,3 g/kg/24 giờ), lô trị 2 (10 con chuột, cho uống cao lỏng “Phong tê thấp” với liều 18,9 g/kg/24 giờ). Cho chuột uống chất nghiên cứu liên tục trong 90 ngày. Đánh giá độc tính bán trường diễn theo hướng dẫn của Bộ Y tế và của OECD.
Kết quả: Cao lỏng “Phong tê thấp” không gây ảnh hưởng đến tình trạng chung, thể trọng chuột, các chỉ số huyết học (số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, hemoglobin), các chỉ số sinh hóa (AST, ALT, albumin, bilirubin và creatinin) và mô bệnh học gan, lách, thận của chuột.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Y tế (2015), Hướng dẫn thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng thuốc đông y, thuốc từ dược liệu, Quyết định số 141/QĐ-K2ĐT về việc về việc ban hành tài liệu chuyên môn, 1-46.
2. Ahmed M.N, Gowan M, et al (2015), “Clinical appraisals and phytochemical potential of ethnomedicinal pteridophyte: Drynaria quercifolia (L.) J. Smith (Polypodiaceae)”, PharmacologyOnline, 1, 4-17.
3. Bagri P, Kumar V, et al (2022), “Evaluation of safety of Moringa oleifera leaves and Tinospora cordifolia stem extracts using acute toxicity protocols”, Journal of Veterinary Pharmacology and Toxicology, 21 (1), 43-47.
4. Sanjeev Gurung, Hemank K.C, et al (2024), “Analysis of Antibacterial Effects of Methanolic Extract of Drynaria propinqua on Different Bacterial Strains”, Pharmaceutical Sciences, 4 (2), 193-200.
5. Lam S.H, Chen P.H, et al (2018), “Chemical constituents from the stems of Tinospora sinensis and their bioactivity”, Molecules, 23(10), 1-12.
6. Maofang Lu, Bin Wang, et al (2025), “Advances in phytochemistry, ananlysis methods and pharmacology of Eleutherococcus trifoliatus: A promising medicinal and edible resource with development value”, Chinese Herbal Medicines, 17 (1), 19-30.
7. Organization of Economic Co-operation and Development (2018), OECD Guidelines for the Testing of Chemicals: Repeated Dose 90-Day Oral Toxicity Study in Rodents.
8. Yongqiang Zhou, Yamin Zhao, et al (2022), “Antirheumatoid arthritic effects of sabia parviflora wall. Leaf extracts via the NF-κB pathway and transient receptor potential protein family”, Front Pharmacol, 13:880350, 1-17.