NGHIÊN CỨU TUỔI ĐỘNG MẠCH THEO THANG ĐIỂM FRAMINGHAM Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2

Các tác giả

  • Liên Vũ Thị Phương Bệnh viện Quân y 354
  • Nguyễn Thị Duyên Bệnh viện Quân y 354
  • Nguyễn Minh Núi Bệnh viện Quân y 103
  • Phan Vân Anh Bệnh viện Quân y 103

DOI:

https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.99

Từ khóa:

Đái tháo đường, tuổi động mạch, nguy cơ tim mạch

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm ước lượng tuổi động mạch và đánh giá nguy cơ tim mạch theo thang điểm Framingham ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2.

Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 171 bệnh nhân đái tháo đường típ 2 điều trị tại Bệnh viện Quân y 103, từ tháng 10/2022 đến tháng 5/2023.

Kết quả: Có sự chênh lệch rõ rệt giữa tuổi động mạch và tuổi đời; trong đó, tuổi động mạch cao hơn tuổi đời từ 5-40 năm. Tuổi động mạch trung bình của nhóm nghiên cứu là 76,15 ± 7,98 năm. Nguy cơ mắc bệnh mạch vành trong 10 năm tới cho cả nhóm nghiên cứu trung bình là 15,09 ± 9,19%, cao nhất là 30%; trong đó, nhóm có nguy cơ thấp chiếm 27,5%, nhóm có nguy cơ trung bình chiếm 45,6%, nhóm có nguy cơ cao chiếm 26,9%.

Tài liệu tham khảo

Phan Hướng Dương (2020), Tóm tắt báo cáo nghiên cứu khoa học điều tra tỉ lệ ĐTĐ, tiền ĐTĐ và một số yếu tố liên quan tại Việt Nam năm 2020, Bệnh viện Nội tiết Trung ương.

Lê Phước Hoàng (2016), Khảo sát tuổi động mạch theo thang điểm Framingham trên BN bệnh mạch vành và một số yếu tố liên quan, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Công nghệ tuổi trẻ các trường đại học - cao đẳng y dược Việt Nam lần thứ X.

Nguyễn Hồng Huệ, Nguyễn Đức Công (2011), “Nghiên cứu ước tính nguy cơ bệnh động mạch vành trong 10 năm tới theo thang điểm Frammingham ở BN ĐTĐ típ 2”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tập 15, Phụ bản số 2.

Hồ Huỳnh Quang Trí (2013), “Khái niệm lão hóa mạch máu sớm: Ý nghĩa và phòng chống”, Chuyên đề Tim mạch học, tháng 3.

American Diabetes Association (2020), 2. Classification and Diagnosis of Diabetes: Standards of Medical Care in Diabetes-2020. Diabetes Care, 2019. 43(Supplement 1): p. S14-S31.

Badran A, et al (2019), Framingham vascular age is associated with worse cognitive performance in the middle-aged and elderly. Neuropsychol Dev Cogn B Aging Neuropsychol Cogn, 26(4): p. 531-540.

Cuende J.I et al (2010), “How to calculate vascular age with the SCORE project scales: a new method of cardiovascular risk evaluation”, European Heart Journal, 31(19): p. 2351-2358.

D'Agostino R.B, et al (2008), General cardiovascular risk profile for use in primary care: the Framingham Heart Study. Circulation, 117(6): p. 743-53.

Sun H. et al (2022), IDF Diabetes Atlas: Global, regional and country-level diabetes prevalence estimates for 2021 and projections for 2045. Diabetes research and clinical practice, 183: p. 109119.

Oliveira D.S et al (2007), Evaluation of cardiovascular risk according to Framingham criteria in patients with type 2 diabetes, Arq Bras Endocrinol Metabol. Mar; 51(2): 268-74. Portuguese. 

Tải xuống

Cách trích dẫn

Vũ Thị Phương, L., Nguyễn Thị Duyên, Nguyễn Minh Núi, & Phan Vân Anh. (2023). NGHIÊN CỨU TUỔI ĐỘNG MẠCH THEO THANG ĐIỂM FRAMINGHAM Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2. Tạp Chí Y học Quân sự, (364), 3–7. https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.99

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
 Ngày nhận bài      02-06-2023
 Ngày xuất bản      23-06-2023