ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG 54 BỆNH NHÂN SAU PHẪU THUẬT THAY KHỚP HÁNG NHÂN TẠO, TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 354
DOI:
https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.413Từ khóa:
Chất lượng cuộc sống, chức năng khớp háng, phẫu thuật thay khớp hángTóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá chất lượng cuộc sống và tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau phẫu thuật thay khớp háng.
Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 54 bệnh nhân phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo, tại Bệnh viện Quân y 354, từ tháng 12/2022 đến tháng 8/2023.
Kết quả: Điểm chức năng khớp háng và điểm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân thời điểm trước khi ra viện lần lượt là 69,8 điểm và 41,8 điểm; thời điểm sau mổ 3 tháng lần lượt là 97,01 điểm và 96,5 điểm; khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Mức cải thiện chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân < 60 tuổi tốt hơn ở bệnh nhân ≥ 60 tuổi; ở bệnh nhân nam tốt hơn ở bệnh nhân nữ; ở bệnh nhân lao động chân tay tốt hơn ở bệnh nhân trí thức; ở bệnh nhân tiêu chỏm xương đùi tốt hơn ở bệnh nhân gãy liên mấu chuyển xương đùi; ở bệnh nhân thay khớp háng toàn phần tốt hơn ở bệnh nhân thay khớp háng bán phần; sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Tài liệu tham khảo
Nguyễn Thị Vân Anh (2016), Đánh giá sự thay đổi CLCS của BN phẫu thuật TKH tại Bệnh viện Việt Đức năm 2016, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y tế công cộng.
Đặng Hoàng Giang (2023), “Nhận xét chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật TKH bằng bộ câu hỏi EQ-5D, tại Khoa Chấn thương chỉnh hình và cột sống, Bệnh viện Bạch Mai”. Tạp chí Y học Việt Nam (02-2023)
Nguyễn Trung Tuyến (2020), Nghiên cứu kết quả TKH toàn phần trên BN viêm cột sống dính khớp, tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn’’, Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y Hà Nội.
Australian Governnment (2010), The problem of osteoporotic hip fracture in Australian, Buletin. (76). pg 1-32.
Paul T et al. (2007), “Diabnosis of femoal neck fractures in patients with a femoral shaft fracture”, The journal of bone and joint surgery, 89(1): 39-43.
Tshonga et al. (2011), Evaluatino of Improvement in Quality of Life and Physical Activity After total knee and hip Arthroplasty in Greek Elderly Women, The Open Orthopaedics Journal, (5), pg. 343-347.
Velfiko Santic and et al (2012), “Measuring improvement follwwing total hip and knee arthroplasty using the SF-36 health survey”, Origina scientific paper. 36, pg. 202-212.
Wazir NN et al. (2006), “Early results of prothetic hip replacement for femoral neck fracture in active elderly patients”, Journal of Orthopaedic Surgery. 14(1):43-6.
Ngọc Đại Cương (2011), Đánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng toàn phần không xi măng cho BN gãy cổ xương đùi do chấn thương, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội.
Trần Đình Chiến, Phạm Đăng Ninh (2009), “Một số nhận xét qua 10 năm ứng dụng phẫu thuật thay khớp háng tại Khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Quân y 103”, Kỉ yếu hội nghị khoa học Hội Chấn thương chỉnh hình Việt Nam lần thứ 8, trang 219-224.
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Chấp nhận đăng 23-04-2024
Ngày xuất bản 08-05-2024