ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT THAY KHỚP HÁNG TOÀN PHẦN KHÔNG XI-MĂNG TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 110, TỪ NĂM 2014-2022

Các tác giả

  • Đàm Quang Kha Bệnh viện Quân y 110
  • Trần Công Nam Bệnh viện Quân y 110
  • Trịnh Quang Khiêm Bệnh viện Quân y 110

DOI:

https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.298

Từ khóa:

Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi, thay khớp háng toàn phần

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng toàn phần không xi-măng tại Bệnh viện Quân y 110, từ năm 2014 đến năm 2022.

Đối tượng, phương pháp: Tiến cứu mô tả cắt ngang không đối chứng trên 165 bệnh nhân với 250 khớp háng hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi giai đoạn III, IV, điều trị bằng phẫu thuật thay khớp háng toàn phần không xi-măng, tại Bệnh viện Quân y 110, từ tháng 10/2014 đến tháng 12/2022.

Kết quả: Bệnh nhân trung bình 45,3 ± 2,1 tuổi, độ tuổi từ 40-60 tuổi chiếm 66,7%, tỉ lệ nam giới (92,1%) nhiều hơn nữ giới (7,9%). Yếu tố nguy cơ hay gặp nhất là lạm dụng rượu (88,5%). Trên phim X quang, gặp 100% bệnh nhân có hình ảnh tổn thương ổ khuyết xương và xẹp chỏm xương đùi, với góc nghiêng trung bình của ổ cối là 47,96o ± 4,58o. Tại thời điểm kiểm tra lại sau phẫu thuật, điểm Harris trung bình của các bệnh nhân là 97,35 ± 2,46 điểm; 100% bệnh nhân có điểm Harris trên 80 điểm (tương ứng với chức năng khớp háng tốt và rất tốt). Tại thời điểm kiểm tra xa sau khi ra viện, tỉ lệ cân bằng chiều dài chi không thay đổi (80,8%), tỉ lệ dài chi giảm từ 13,9% xuống còn 10%. Biến chứng gặp sau phẫu thuật là sưng nề chi kéo dài (9,1%), nhiễm trùng vết mổ (3,6%), sai khớp háng (2,4%).

Kết luận: Phẫu thuật thay khớp háng toàn phần không xi-măng là lựa chọn điều trị phù hợp, cho kết quả tốt ở những bệnh nhân hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi giai đoạn muộn.

Tài liệu tham khảo

Stephen Richard Knight, Randeep Aujla, and Satya Prasad Biswas, “Total Hip Arthroplasty - over 100 years of operative history”, p.2, https://www.ncbi.nlm.nih.gov/ pmc/articles/PMC3257425/ https://www.ncbi.nlm.nih.gov/ pmc/articles/PMC3257425/">

Ficat R.P (1985), “Idiopathic bone necrosis of the femoral head. Early diagnosis and treatment”, The journal of bone and joint surgery, 67-B(1), p.3-9.

Scheerlinck T (2014), “Cup positioning in total hip arthroplasty”, Acta Orthopædica Belgica, 80(3), p.336-347.

Harris W.H (1969), “Traumatic arthritis of the hip after dislocation and acetabular fractures: Treatment by mold arthroplasty”, The Journal of bone and joint surgery, 51(4), p.737-755.

Lưu Thị Bình (2011), Nghiên cứu lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi ở người lớn, Luận án tiến syĩ y học, Học viện Quân y.

Wayne N, Stoewe R (2009), “Primary total hip arthroplasty: a comparison of the lateral Hardinge approach to an anterior mini-invasive approach”, Orthop Rev (Pavia), 1(2), p.e27.

Mai Đắc Việt, Nguyễn Tiến Bình, Lưu Hồng Hải và cộng sự (2015), “Đánh giá kết quả thay khớp háng toàn phần không xi măng ở bệnh nhân hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi”, Tạp chí Y dược học Quân sự, 8, p.119-125.

Tải xuống

Cách trích dẫn

Đàm Quang Kha, Trần Công Nam, & Trịnh Quang Khiêm. (2023). ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT THAY KHỚP HÁNG TOÀN PHẦN KHÔNG XI-MĂNG TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 110, TỪ NĂM 2014-2022. Tạp Chí Y học Quân sự, (366), 4. https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.298
 Ngày xuất bản      02-10-2023

Các bài báo tương tự

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.