KIỂM CHỨNG TÁC DỤNG HẠ SỐT CỦA Bacali

Các tác giả

  • Trần Thị Hoa Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 3
  • Nguyễn Trọng Huy Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 3
  • Nguyễn Phương Thanh Trường Đại học Y Hà Nội

DOI:

https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.373

Từ khóa:

Dược liệu, tác dụng hạ sốt, in vivo, Bacali

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tác dụng hạ sốt của Bacali bằng mô hình thực nghiệm in vivo.

Vật liệu, đối tượng và phương pháp: Bacali là vật liệu mà gồm Cát căn, Sài hồ nam, Thảo quyết minh, Bạch truật và Thổ phục linh. Đối tượng là thỏ thuần chủng có 24 con. Phương pháp nghiêu cứu là thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng (RCT). Thỏ được chia làm 4 lô rồi gây sốt bằng Carrageenan 1%. Sau 1 giờ đồng loạt cho Lô 1 uống nước cất, Lô 2 uống Paracetamol, Lô 3 uống Bacali liều 1,2 g và Lô 4 uống Bacali liều 1,8 g.

Kết quả: Cốm Bacali được bào chế bằng những dược liệu tự nhiên đạt tiêu chuẩn WHO-GMP. Thỏ lô 2 tại thời điểm sau uống Paracetamol 1 giờ và 2 giờ thấy mức giảm thân nhiệt lần lượt là 65,0% và 24,55%, khác biệt có ý nghĩa thống kê so với lô 1 (p < 0,05). Thỏ lô 4 tại thời điểm sau uống Bacali 1 giờ và 2 giờ  thấy mức giảm thân nhiệt lần lượt là 26,25% và 10,0%, so với Lô 1 và lô 2, khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) do mức hạ nhiệt của lô 4 trong 2 giờ đầu thấp nhưng đều đặn, trong khi mức hạ nhiệt của lô 2 thì khá cao và dao động lớn nên độ lệch khá cao (SD=0,13). Các lô thỏ được theo dõi suốt quá trình thử nghiệm và tiếp tục 2 ngày sau thì thấy sự thay đổi tình trạng tổng quát của lô 4 là tốt, trong khi lô 2 thì vẫn còn các dấu hiệu mà suy ra là do tác dụng phụ của paracetamol.

Tài liệu tham khảo

Đỗ Tất Lợi (2011), Sắn dây (Cát căn), Sài hồ, Thảo quyết minh, Thổ phục linh, Bạch truật: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Thời đại, Hà Nội 2011, 635-636, 633-634, 463-464, 498-499, 391-392.

Hải Thượng Lãn Ông (2016), Cát căn, Sài hồ và Bạch truật: Y Tông Tâm Lĩnh, Quyển 1, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội; 1127-1128,1125, 1141; Quyết minh tử (Thảo quyết minh), Thổ phục linh (Khúc khắc): Y Tông Tâm Lĩnh Quyển 2, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội 2016, 504, 510.

Agnieszka Barariska et al (2023), “Effects of Prenatal Paracetamol Exposure on the Development of Asthma and Wheezing in Childhood: A Systematic Review and Meta-Analysis”, J. Clin. Med., 2023 Feb 24; 12 (5):1832, pp. 3-9.

Beasley R, Clayton T et al (2008), “Association between paracetamol use in infancy and childhood, and risk of asthma, rhinoconjunctivitis, and eczema in children aged 6‐7 years: analysis from Phase Three of the ISAAC programme”, Lancet, 372, pp.1039‐1048.

Cheryl B Hines (2021), “Herbal Medications Used to Treat Fever”, Nurs Clin North Am., 2021 Mar; 56 (1): 91-107.

Daniel Mota-Rojas et al, (2021), “Pathophysiology of Fever and Application of Infrared Thermography (IRT) in the Detection of Sick Domestic Animals: Recent Advances”, Published online, 2021 Aug 5.

Huether, Sue E (2014), “Pain, Temperature Regulation, Sleep and Sensory Function, Pathophysiology: The Biologic Basis for Disease in Adults and Children (7th ed.)’’, Elsevier Health Sciences, pp. 493-498.

Janice E Sullivan, Henry C Farrar (2011), “Fever and Antipyretic Use in Children”, Pediatrics, (2011) 127 (3): e20103852.

McCrae, J.C et al. (2018), “Long‐term adverse effects of paracetamol – a review”, Br J Clin Pharmacol, 84, pp. 2218-2230.

Tải xuống

Cách trích dẫn

Trần Thị Hoa, Nguyễn Trọng Huy, & Nguyễn Phương Thanh. (2024). KIỂM CHỨNG TÁC DỤNG HẠ SỐT CỦA Bacali. Tạp Chí Y học Quân sự, (370), 5. https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.373

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
 Ngày nhận bài      07-11-2023
 Chấp nhận đăng  29-02-2024
 Ngày xuất bản      12-06-2024