NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CẮT AMIDAN BẰNG DAO PLASMA, TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 110, TỪ THÁNG 10/2019-3/2023

Các tác giả

  • Đoàn Xuân Thành Bệnh viện Quân y 110
  • Thân Văn Thương Bệnh viện Quân y 110

DOI:

https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.307

Từ khóa:

Cắt amidan, dao plasma

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét đặc điểm lâm sàng và kết quả phẫu thuật cắt amidan bằng dao plasma.

Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang 90 bệnh nhân, phẫu thuật cắt amidan bằng dao plasma tại Bệnh viện Quân y 110, từ tháng 10/2019 đến tháng 3/2023.

Kết quả: Đa số bệnh nhân nghiên cứu từ 21-40 tuổi (85,6%); tỉ lệ bệnh nhân nam giới (47,8%) tương đương nữ giới (52,2%). Triệu chứng cơ năng hay gặp là đau họng (84,4%) và nuốt vướng (47,8%).  46,7% bệnh nhân amidan quá phát độ III và 28,9% bệnh nhân amidan quá phát độ II. Chủ yếu bệnh nhân có chỉ định cắt amidan do viêm tái phát (85,5%). Chủ yếu bệnh nhân có thời gian phẫu thuật cắt amidan từ 10-20 phút (66,8%), lượng máu mất trong phẫu thuật dưới 5 ml (80,0%). Sau phẫu thuật chủ yếu bệnh nhân đau vừa và đau nhẹ (77,8%), không có bệnh nhân đau nặng. Sau phẫu thuật 7 ngày, bệnh nhân đau vừa và đau nhẹ chiếm 23,2%. Biến chứng chảy máu sau phẫu thuật ít (2 bệnh nhân chảy máu sớm, 1 bệnh nhân chảy máu muộn). Chủ yếu bệnh nhân có thời gian ăn uống bình thường sau phẫu thuật dưới 7 ngày (77,8%).

Tài liệu tham khảo

Clinical Practice Guideline (2011), Tonsillectomy in Children”. American Academy of Otolaryngology-Head and Neck Surgery Foundation.

Trần Công Hòa, Nguyễn Khắc Hòa, Nguyễn Thanh Thủy (2003), “Phẫu thuật cắt amidan: nhận xét 3962 trường hợp tại viện tai mũi họng”, Nội san Tai mũi họng 2003, tr. 23.

Brodsky L (1989), “Modern assessment of tonsils and adenoids”, Pediatr Clin North Am 1989, 36 (6): 1551-69.

Seehafer M Windfuhr J1 (2001), “Classification of haemorrhage following tonsillectomy”, Laryngol Otol. Jun, 115, 457-61.

Hoàng Anh (2015), Đánh giá kết quả phẫu thuật amidan bằng dao plasma tại Khoa Tai, mũi họng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Luận văn thạc sĩ y học. Trường đại học Y Hà Nội.

Hjermstad M.J, Fayers P.M, Haugen D.F et al (2011), “Studies comparing Numerical Rating Scales, Verbal Rating Scales, and Visual Analogue Scales for assessment of pain intensity in adults: a systematic literature review”, Journal of pain and symptom management, 41, 1073-93.

Nguyễn Tuấn Sơn(2012), Nghiên cứu chỉ định và đánh giá kết quả điều trị của phương pháp cắt amidan bằng dao điện đơn cực, luận văn thạc sĩ y học , Trường đại học y Hà Nội

Phạm Anh Tuấn (2017), Đánh giá kết quả cắt amidan bằng dao điện, coblator và plasma, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Trường đại học Y Hà Nội.

Nguyễn Văn Tiệm (2019), Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt amidan bằng dao mổ điện cao tần đơn cực tại Bệnh viện huyện Yên Phong, Bắc Ninh, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa II, Trường Đại học Y dược Thái Nguyên.

Tải xuống

Cách trích dẫn

Đoàn Xuân Thành, & Thân Văn Thương. (2023). NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CẮT AMIDAN BẰNG DAO PLASMA, TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 110, TỪ THÁNG 10/2019-3/2023. Tạp Chí Y học Quân sự, (366), 5. https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.307
 Ngày xuất bản      02-10-2023