ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HỒI SỨC TRUYỀN DỊCH CÓ SIÊU ÂM TĨNH MẠCH CHỦ DƯỚI HỖ TRỢ Ở BỆNH NHÂN SỐC NHIỄM KHUẨN

Các tác giả

  • Văn Quốc Nguyễn Bệnh viện Quân y 17
  • Bùi Việt Hà Bệnh viện Quân y 17
  • Nguyễn Trần Sang Bệnh viện Quân y 17

DOI:

https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.260

Từ khóa:

Sốc nhiễm khuẩn, siêu âm, tĩnh mạch chủ dưới, đáp ứng bù dịch

Tóm tắt

Đánh giá hiệu quả hồi sức truyền dịch có siêu âm tĩnh mạch chủ dưới hỗ trợ trên các bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn, so sánh với bệnh nhân được điều trị hồi sức theo phác đồ thông thường.

Đối tượng, phương pháp: Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng ở 39 bệnh nhân (nhóm 1) điều trị hồi sức truyền dịch có siêu âm tĩnh mạch chủ dưới hỗ trợ và 39 bệnh nhân (nhóm 2) điều trị hồi sức bằng phác đồ điều trị thông thường. Các bệnh nhân 18 tuổi, chẩn đoán xác định sốc nhiễm khuẩn, điều trị hồi sức tại Bệnh viện Quân y 17 và Bệnh viện Đà Nẵng.

Kết quả: Khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ tử vong chung trong 30 ngày giữa bệnh nhân nhóm 1 (10,3%) so với nhóm 2 (28,2%), với p < 0,05. Không có sự khác biệt về độ thanh thải lactate trong 6 giờ, sự thay đổi về điểm SOFA hoặc thời gian nằm viện giữa hai nhóm nghiên cứu. Lượng dịch truyền tích lũy cung cấp trong 6 giờ, 24 giờ và 72 giờ điều trị trên bệnh nhân nhóm 1 thấp hơn đáng kể so với bệnh nhân nhóm 2 (với p < 0,05).

Tài liệu tham khảo

Evans L., Rhodes A., Alhazzani W., et al. (2021). Surviving sepsis campaign: international guidelines for management of sepsis and septic shock 2021. Intensive Care Med, 47(11), 1181–1247.

Meyhoff T.S., Hjortrup P.B., Wetterslev J., et al. (2022). Restriction of Intravenous Fluid in ICU Patients with Septic Shock. N Engl J Med, 386(26), 2459–2470.

Musikatavorn K., Plitawanon P., Lumlertgul S., et al. (2021). Randomized Controlled Trial of Ultrasound-guided Fluid Resuscitation of Sepsis-Induced Hypoperfusion and Septic Shock. West J Emerg Med, 22(2), 369–378.

Zhang Z., Xu X., Ye S., et al. (2014). Ultrasonographic Measurement of the Respiratory Variation in the Inferior Vena Cava Diameter Is Predictive of Fluid Responsiveness in Critically Ill Patients: Systematic Review and Meta-analysis. Ultrasound in Medicine and Biology, 40(5), 845–853.

Muller L., Bobbia X., Toumi M., et al. (2012). Respiratory variations of inferior vena cava diameter to predict fluid responsiveness in spontaneously breathing patients with acute circulatory failure: need for a cautious use. Crit Care, 16(5), R188.

Volpicelli G., Lamorte A., Tullio M., et al. (2013). Point-of-care multiorgan ultrasonography for the evaluation of undifferentiated hypotension in the emergency department. Intensive Care Med, 39(7), 1290–1298.

Preau S., Bortolotti P., Colling D., et al. (2017). Diagnostic Accuracy of the Inferior Vena Cava Collapsibility to Predict Fluid Responsiveness in Spontaneously Breathing Patients With Sepsis and Acute Circulatory Failure. Crit Care Med, 45(3), e290–e297.

Marik P.E., Linde-Zwirble W.T., Bittner E.A., et al. (2017). Fluid administration in severe sepsis and septic shock, patterns and outcomes: an analysis of a large national database. Intensive Care Med, 43(5), 625–632.

Nguyễn Viết Hậu và Đặng Vạn Phước (2023). Vai trò của tĩnh mạch chủ dưới trên siêu âm trong đánh giá đáp ứng bù dịch ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn. Tạp chí Y Học Việt Nam, Tháng 1/2023(2), 336–340.

Macdonald S.P.J., Keijzers G., Taylor D.M., et al. (2018). Restricted fluid resuscitation in suspected sepsis associated hypotension (REFRESH): a pilot randomised controlled trial. Intensive Care Med, 44(12), 2070–2078.

Tải xuống

Cách trích dẫn

Nguyễn, V. Q., Bùi Việt Hà, & Nguyễn Trần Sang. (2023). ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HỒI SỨC TRUYỀN DỊCH CÓ SIÊU ÂM TĨNH MẠCH CHỦ DƯỚI HỖ TRỢ Ở BỆNH NHÂN SỐC NHIỄM KHUẨN. Tạp Chí Y học Quân sự, 365(365). https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.260
 Ngày nhận bài      07-08-2023
 Ngày xuất bản      08-09-2023