ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG TRONG CHUYỂN DẠ CỦA HỖN HỢP ROPIVACAINE 0,1% + FENTANYL 2 µG/ML TIÊM NGOÀI MÀNG CỨNG THEO CHƯƠNG TRÌNH Ở TỐC ĐỘ 125 ML/GIỜ VÀ 250 ML/GIỜ
DOI:
https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.340Từ khóa:
Hỗn hợp ropivacaine 0,1% fentanyl 2 µg/ml, chuyển dạ.Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá tác dụng trong chuyển dạ của hỗn hợp ropivacaine 0,1% + fentanyl 2 µg/ml tiêm ngoài màng cứng qua catheter theo chương trình, ở tốc độ 125 ml/giờ và 250 ml/giờ.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, thử nghiệm lâm sàng có đối chứng tác dụng của hỗn hợp ropivacaine 0,1% + fentanyl 2 µg/ml, tiêm ngoài màng cứng qua catheter theo chương trình, trên 30 sản phụ với tốc độ tiêm 125 ml/giờ và 30 sản phụ với tốc độ tiêm 250 ml/giờ, tại Bệnh viện E.
Kết quả: Các chỉ số sinh tồn của mẹ và con tại các thời điểm trước, trong và sau chuyển dạ đều trong giới hạn an toàn. Hỗn hợp ropivacaine 0,1% + fentanyl 2 µg/ml tiêm ngoài màng cứng qua catheter theo chương trình ở các tốc độ tiêm 125 ml/giờ và 250 ml/giờ có tạo ra sự khác biệt về tần số tim và tần số thở của sản phụ trong chuyển dạ, khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê (với p < 0,05).
Tài liệu tham khảo
K.K Lam M.K.L, Nicheal G Irwin (2020), “Lobour Analgesia: Update and literature review”, Hong Kong Medical Journal, 2020;26:413-420.
Capogna G, Camorcia M, Stirparo S, Farcomeni A (2011), “Programmed intermittent epidural bolus versus continuous epidural infusion for labor analgesia: the effects on maternal motor function and labor outcome. A randomized double-blind study in nulliparous women”, Anesth Analg, Oct 2011; 113 (4): 826-831.
Mazda Y, Arzola C, Downey K, Xiang Y.Y, Carvalho JC (2022), “Programmed intermittent epidural bolus for labour analgesia: a randomized controlled trial comparing bolus delivery speeds of 125 mL per hr-1 versus 250 mL per hr-1”, Canadian Journal of Anesthesia, 2022; 69 (1): 86-96.
Đỗ Văn Lợi (2015), Nghiên cứu hiệu quả giảm đau trong chuyển dạ của phương pháp gây tê NMC do hoặc không do bệnh nhân tự điều khiển, Đại học Y Hà Nội.
Chora I, Hussain A (2014), “Comparison of 0.1% Ropivacaine-Fentanyl with 0.1% Bupivacaine - Fentanyl Epidurally for Labour Analgesia”, Advances in Anesthesiology.
Trần Văn Quang, Bùi Ích Kim (2015), Đánh giá hiệu quả giảm đau trong chuyển dạ đẻ bằng gây tê NMC Levobupivacain phối hợp với Fentanyl ở các nồng độ và liều lượng khác nhau, Đại học Y Hà Nội.
Nguyễn Thị Thanh Huyền (2010), So sánh hiệu quả của Levobupivacain với Bupivacain gây tê NMC giảm đau trong đẻ, Đại học Y Hà Nội.
Robinson A.P, Lyons G.R, Wilson R.C, Gorton H.J, Columb M.O (2001), “Levobupivacaine for epidural analgesia in labor: the sparing effect of epidural fentanyl”, Anesth Analg, 2001; 92 (2): 410-414. doi:10.1097/00000539-200102000-00025.
Phạm Hòa Hưng (2017), Đánh giá hiệu quả giảm đau trong chuyển dạ đẻ của gây tê NMC bằng levobupivacain hoặc ropivacain phối hợp với fentanyl, Đại học Y Hà Nội.
Beilin Y, Halpern S (2010), “Focused review: ropivacaine versus bupivacaine for epidural labor analgesia”, Anesth Analg, 2010; 111(2): 482-487. doi:10.1213/ANE. 0b013e3181e3a08e.
Lee B.B, Ngan Kee W.D, Ng F.F, Lau T..K, Wong EL.Y (2004), “Epidural infusions of ropivacaine and bupivacaine for labor analgesia: a randomized, double-blind study of obstetric outcome”, Anesth Analg, 2004; 98 (4): 1145-1152, table of contents. doi: 10.1213/01.ane.0000103264.71747.0f.
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Chấp nhận đăng 13-12-2023
Ngày xuất bản 19-12-2023