ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TĂNG ÁP LỰC Ổ BỤNG TRÊN 50 BỆNH NHÂN SAU PHẪU THUẬT BỤNG CÓ SỐC NHIỄM KHUẨN

Các tác giả

  • Nguyễn Toàn Thắng Bệnh viện Bạch Mai
  • Vũ Văn Khâm Bệnh viện Bạch Mai
  • Lê Minh Quốc Bệnh viện Bạch Mai
  • Nguyễn Thị Giang Bệnh viện Thanh Nhàn

DOI:

https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.451

Từ khóa:

Tăng áp lực ổ bụng, sốc nhiễm khuẩn, sau phẫu thuật bụng

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá thực trạng tăng áp lực ổ bụng trên bệnh nhân sau phẫu thuật bụng có sốc nhiễm khuẩn.

Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 50 bệnh nhân sau phẫu thuật bụng sốc nhiễm khuẩn, điều trị tại Đơn vị Hồi sức ngoại khoa, Bệnh viện Bạch Mai, từ tháng 4/2023-9/2023.

Kết quả: Bệnh nhân trung bình 69,3 ± 16,0 tuổi, độ tuổi hay gặp nhất 70 tuổi (52,0%); tỉ lệ giới tính nam/nữ 2,85/1. BMI trung bình của bệnh nhân là 21,6 ± 2,9 kg/m2. Bệnh kết hợp thường gặp trên bệnh nhân là tăng huyết áp (38,0%) và đái tháo đường (30,0%). Điểm SOFA và APACHE II trung bình tương ứng là 9,5 ± 2,7 điểm và 18,3 ± 6,7 điểm. Thời gian nằm hồi sức tích cực và thời gian thở máy trung bình của bệnh nhân tương ứng là 10,1 ± 9,6 ngày và 8,1 ± 9,9 ngày. Có 28/50 bệnh nhân (56,0%) tăng áp lực ổ bụng; trong số đó, tỉ lệ tăng áp lực ổ bụng mức độ I (12-15 mmHg) chiếm 67,9%.

Tài liệu tham khảo

Cheatham M.L, Malbrain M.L, Kirkpatrick A, et al (2007), “Results from the International Conference of Experts on Intra-abdominal Hypertension and Abdominal Compartment Syndrome”, II. Recommendations, Intensive Care Med, Jun 2007; 33 (6): 951-962.

Pelosi P, Croci M, Ravagnan I, et al (1997), “Respiratory system mechanics in sedated, paralyzed, morbidly obese patients”, J Appl Physiol (1985), Mar 1997; 82(3): 811-818.

Malbrain M.L, Chiumello D, Pelosi P, et al (2005), “Incidence and prognosis of intraabdominal hypertension in a mixed population of critically ill patients: a multiple-center epidemiological study”, Crit Care Med, Feb 2005; 33(2): 315-322.

Kirkpatrick A.W, Roberts D.J, De Waele J, et al (2013), “Intra-abdominal hypertension and the abdominal compartment syndrome: updated consensus definitions and clinical practice guidelines from the World Society of the Abdominal Compartment Syndrome”, Intensive Care Med, Jul 2013; 39 (7): 1190-1206.

Malbrain M.L, Chiumello D, Pelosi P, et al (2004), “Prevalence of intra-abdominal hypertension in critically ill patients: a multicentre epidemiological study”, Intensive Care Med, May 2004; 30 (5): 822-829.

Mayberry JC, Welker KJ, Goldman RK, Mullins RJ (2003), “Mechanism of acute ascites formation after trauma resuscitation”, Arch Surg, Jul 2003; 138 (7): 773-776.

Mahajna A, Mitkal S, Krausz MM (2008), Postoperative gastric dilatation causing abdominal compartment syndrome. World Journal of Emergency Surgery. 2008;3(1):1-3.

Cheatham M.L, White M.W, Sagraves S.G, Johnson J.L, Block E.F (2000), “Abdominal perfusion pressure: a superior parameter in the assessment of intra-abdominal hypertension”, J Trauma, Oct 2000; 49 (4) :621-626; discussion 626-627.

Kuteesa J, Kituuka O, Namuguzi D, et al (2015), “Intra-abdominal hypertension; prevalence, incidence and outcomes in a low resource setting; a prospective observational study”, World Journal of Emergency Surgery, 2015; 10:1-9.

Regueira T, Bruhn A, Hasbun P, et al (2008), “Intra-abdominal hypertension: incidence and association with organ dysfunction during early septic shock”, Journal of critical care, 2008; 23 (4): 461-467.

Daugherty E.L, Liang H, Taichman D, Hansen-Flaschen J, Fuchs B.D (2007), “Abdominal compartment syndrome is common in medical intensive care unit patients receiving large-volume resuscitation”, Journal of intensive care medicine, 2007; 22 (5): 294-299.

Hiltebrand L.B, Krejci V, Banic A, Erni D, Wheatley A.M, Sigurdsson G.H (2000), “Dynamic study of the distribution of microcirculatory blood flow in multiple splanchnic organs in septic shock”, Critical care medicine, 2000; 28 (9): 3233-3241.

Nguyễn Trần Uyên Thy (2013), Đánh giá tình trạng TALOB ở bệnh nhân phẫu thuật vùng bụng, Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh.

Kron I.L, Harman P.K, Nolan S.P (1984), “The measurement of intra-abdominal pressure as a criterion for abdominal re-exploration”, Annals of surgery, 1984; 199 (1): 28.

Šerpytis M, Ivaškevičius J (2008), “The influence of fluid balance on intra-abdominal pressure after major abdominal surgery”, Medicina, 2008; 44 (6): 421.

Tải xuống

Đã Xuất bản

13.06.2024

Cách trích dẫn

Nguyễn Toàn Thắng, Vũ Văn Khâm, Lê Minh Quốc, & Nguyễn Thị Giang. (2024). ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TĂNG ÁP LỰC Ổ BỤNG TRÊN 50 BỆNH NHÂN SAU PHẪU THUẬT BỤNG CÓ SỐC NHIỄM KHUẨN. Tạp Chí Y học Quân sự, (370), 4. https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.451

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
 Ngày nhận bài      03-05-2024
 Ngày xuất bản      13-06-2024