KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 60 BỆNH NHÂN U PHÌ ĐẠI LÀNH TÍNH TUYẾN TIỀN LIỆT BẰNG NỘI SOI NIỆU ĐẠO VỚI NĂNG LƯỢNG LASER THULIUM, TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 110
DOI:
https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.305Từ khóa:
Laser Thulium, u phì đại lành tính tuyến tiền liệtTóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị u phì đại lành tính tuyến tiền liệt bằng cắt đốt và bốc hơi nội soi qua niệu đạo với năng lượng LASER Thulium, tại Bệnh viện Quân y 110.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu mô tả, cắt ngang 60 bệnh nhân u phì đại lành tính tuyến tiền liệt, được phẫu thuật cắt đốt và bốc hơi nội soi qua niệu đạo với năng lượng LASER Thulium. Đánh giá kết quả phẫu thuật qua thang điểm IPSS, thang điểm QoL và các biến chứng tại thời điểm sau phẫu thuật 1 tháng, 3 tháng.
Kết quả: Bệnh nhân nghiên cứu trung bình 73,17 tuổi. Thể tích tuyến tiền liệt phân bố từ 39-80 gam (trung bình 57,78 + 15,24 gam). Thời gian phẫu thuật từ 34-95 phút (trung bình 60,25 ± 11,46 phút). Lượng dịch rửa trong phẫu thuật từ 19-43 lít (trung bình 34,27 ± 7,39 lít). Thời gian tưới rửa sau phẫu thuật từ 1-3 ngày (trung bình 1,35 ± 0,36 ngày). Thời gian lưu thông niệu đạo sau mổ từ 2-4 ngày (trung bình 2,14 ± 0,47 ngày). Không bệnh nhân nào gặp hội chứng nội soi hoặc chảy máu phải truyền máu. Thời gian nằm viện sau mổ của bệnh nhân từ 3-5 ngày (trung bình 3,58 ± 0,62 ngày). Tỉ lệ bệnh nhân tiểu máu sau mổ 3,34% và chỉ cần điều trị bằng các thuốc cầm máu thông thường. Sau phẫu thuật 1 tháng và 3 tháng, điểm IPSS trung bình (8,03 ± 1,8 điểm và 7,23 ± 2,69 điểm), điểm QoL trung bình (2,15 ± 0,72 điểm và 1,93 ± 0,61 điểm) của các bệnh nhân nghiên cứu đều thay đổi so với trước phẫu thuật (IPSS: 30,06 ± 3,57 điểm; QoL: 4,78 ± 0,71 điểm) có ý nghĩa thống kê.
Tài liệu tham khảo
Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng, Nguyễn Tế Kha, Nguyễn Ngọc Thái (2014), “Ứng dụng LASER Thulium với bước sóng liên tục 2 µm trong điều trị bướu lành TTL”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 18, tr. 372-377.
Bach T, Xia S.J, Yang Y, Mattioli S, Watson G.M, Gross A.J, Herrmann T.R.W (2010), “Thulium: YAG 2 µm cw LASER prostatectomy: where do we stand?”, World J Urol, vol 28(2), pp. 163-168.
Cui D, Sun F, Zhuo J, Sun X, Han B, Zhao F, Jing Y, Lun J, Xia S J (2014), “A randomized triad comparing thulium laser resection to standard transurethral resection of the prostate for symptomatic benign prostatic hyperplasia: four year follow- up results”, World J. Urol 2014. 32(3):683-9.
Xia S.J, Zhuo J, Sun X.W, Han B.M, Sho Y, Zhang Y.N (2008), “Thulium LASER versus standard transurethral resection of the prostate: a randomized prospective trial”, Eur Urol, vol 53(2), pp. 382-389.
Fu W.J, Hong B.F, Yang Y, Zhang X, Gao J.P, et al (2008), “Vaporesection for managing benign prostatic hyperplasia using a 2-mm continuous-wave LASER: a prospective trial with 1-year follow-up”, BJU Int., vol 103(3), pp.352-356.
Lý Hoàng Phong (2007), Tai biến và biến chứng sớm sau cắt đốt nội soi bướu lành TTL, Luận văn thạc sĩ y khoa, Đại học Y Dược TP. HCM.
Gilling P, Westenberg A, Kennett K, Frampton C, Fraundorfer M. (2004), “Holmium LASER resection of the prostate versus transurethral resection of the prostate: results of a randomized trial with 4-year minimum long-term followup”, J Urol, 172(2): 616-9.
V Lê Chuyên, Đào Quang Oánh, Nguyễn Tuấn Vinh, Vĩnh Tuấn, Nguyễn Văn Ân, Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng, Nguyễn Tế Kha, Nguyễn Ngọc Châu và Nguyễn Ngọc Thái (2012), “Bước đầu ứng dụng LASER Thulium với bước sóng liên tục 2 µm trong điều trị bướu lành TTL”, Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, tập 16, tr. 116- 121.
Trần Ngọc Sinh và cộng sự (1998), “Làm bốc hơi nội soi điều trị bướu lành TTL bằng điện siêu tần”, Tạp chí Ngoại khoa, XXXI (4), 17-23.