NHẬN XÉT TỈ LỆ VÀ CHỈ ĐỊNH MỔ LẤY THAI Ở 192 SẢN PHỤ SINH CON CON SO ĐỦ THÁNG, TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 354, NĂM 2022

Các tác giả

  • Nguyễn Thị Minh Phương Bệnh viện Quân y 354

DOI:

https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.433

Từ khóa:

Mổ lấy thai, con so đủ tháng, sản phụ

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét về tỉ lệ và chỉ định mổ lấy thai trên sản phụ sinh con so đủ tháng, tại Bệnh viện Quân y 354, năm 2022.

Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang 192 sản phụ sinh con so đủ tháng (mẹ và con đều sống sau sinh), tại Khoa Phụ sản, Bệnh viện Quân y 354 từ ngày 01/01/2022 đến ngày 31/12/2022.

Kết quả: Tỉ lệ mổ lấy thai là 47,9%, trong đó 38,0% sản phụ có chỉ định mổ vì 1 lí do, 62,0% sản phụ có chỉ định mổ vì nhiều lí do. Các lí do chỉ định mổ lấy thai trên 92 sản phụ gồm: do bệnh lí của mẹ (tăng huyết áp và tiền sản giật: 7,6%; sùi mào gà: 5,4%; trĩ: 4,3%; đái tháo đường: 3,2%), do thai nhi (thai to: 21,7%; thai suy: 18,5%; ngôi thai bất thường: 9,9%; thai đầu không lọt: 13,0%), do phần phụ thai (ối vỡ non và ối vỡ sớm: 35,8%; thiểu ối: 10,9%), do đường sinh dục (cổ tử cung không tiến triển: 19,6%; khung chậu hẹp: 9,8%). Tỉ lệ mổ lấy thai ở sản phụ từ 35 tuổi trở lên nhiều hơn ở sản phụ dưới 35 tuổi; ở sản phụ chiều cao dưới 150 cm nhiều hơn ở sản phụ chiều cao từ 150 cm trở lên; ở sản phụ cân nặng từ 70 kg trở lên nhiều hơn ở sản phụ cân nặng dưới 70 kg; ở sản phụ có thai nhi từ 3.500 gam trở lên nhiều hơn ở sản phụ có thai nhi dưới 3.500 gam; ở sản phụ ối vỡ non/ối vỡ sớm nhiều hơn ở sản phụ không có tình trạng ối vỡ non/ối vỡ sớm; sự khác biệt đều có ý nghĩa thống kê, với p < 0,05.

Tài liệu tham khảo

M.R Torloni (2016), “WHO statement on Cesarean Section Rates”, An international Journal of Obstetrics And Gynaecology, 123 (5), pp. 1-4.

Vũ Thị Nhung (2014), "Tình hình MLT trên thế giới và Việt Nam", Thời sự y học, 76 (1), tr. 16-19.

Marian F MacDorman, Fay Menacker, Eugene Declercq (2008), “Cesarean birth in the United States: epidemiology, trends, and outcomes”, Clinics in perinatology, 35 (2), pp. 293-307.

Agnus M Kim, Jong Heon Park, Sungchan Kang, et al. (2019), “An ecological study of geographic variation and factors associated with cesarean section rates in South Korea”, BMC pregnancy and childbirth, 19 (1), pp. 1-8.

Jeffrey D Quinlan, Neil J Murphy (2015), “Cesarean delivery: counseling issues and complication management”, American family physician, 91 (3), pp. 178-184.

Lê Hoài Chương (2018), “Nhận xét thực trạng MLT tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2017", Tạp chí Phụ sản, 16 (01), tr. 92-95.

Tống Thị Khánh Hằng (2020),“Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến MLT con so đủ tháng tại Khoa Phụ sản, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, từ tháng 6/2019 đến tháng 5/2020”, Luận văn bác sĩ nội trú.

Lê Quang Thanh (2016), “Chiến lược giảm tỉ lệ mổ lấy thai”, Hội nghị Sản phụ khoa Việt Pháp, lần thứ 16, tr. 33-49.

Vũ Thị Nhung (2014), “Lợi ích và nguy cơ của mổ lấy thai”, Thời sự y học, 8.

Bùi Quang Trung (2010), Nghiên cứu MLT con so tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương trong 6 tháng cuối năm 2004 và 2009, Luận văn thạc sĩ y học, 2010, Đại học Y Hà Nội.

Nguyễn Thị Hiền (2017), Nghiên cứu các chỉ định mỏ lấy thai tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2016, Luận văn thạc sĩ, 2017, Đại học Y Hà Nội.

Vi Thị Nho (2019), Nghiên cứu tỉ lệ MLT ở SP đẻ con so tại Bệnh viện Quan Hóa 6 tháng đầu năm 2019, Luận văn tốt nghiệp cử nhân điều dưỡng, 2019, Đại học Y Hà Nội.

Arialdi M Miniño, Melonie P Heron, Betty L Smith (2006), “Deaths: preliminary data for 2004”, National vital statistics reports, 54 (19), pp.1-49.

F Cunnigham, P Mcdonald, K Levenok (1993), Cesarean section and Cesarean hysterectomy.

Vương Tiến Hòa (2004), “Nghiên cứu chỉ định mổ lấy thai ở người đẻ con so tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2002”, Nghiên cứu y học,(Số 5),tr.79-84.

15. Đỗ Quang Mai (2007), Nghiên cứu tình hình MLT ở SP con so tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương trong 2 năm 1996-2006, Luận văn thạc sĩ y học, 2007, Đại học Y Hà Nội.

Nguyễn Thị Anh, Nguyễn Thị Kim Tiến, Nguyễn Xuân Thành (2019), “So sánh chỉ định MLT con so tại Khoa Phụ sản Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên 6 tháng đầu năm 2013 và 2018”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Thái Nguyên, 194 (01), tr. 145-150.

Francis C Notzon, Sven Cnattingius, Per Bergsjø, et al. (1994), “Cesarean section delivery in the 1980's: International comparison by indication”, American journal of obstetrics and gynecology, 170 (2), pp. 495-504.

Phạm Thị Bé Lan (2019), “Thực trạng MLT và một số yếu tố liên quan tại thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh năm 2018", Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 2 (23), tr. 141-146.

Trần Thị Trung Chiến (2002), Chết chu sinh ở Việt Nam, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.

Lâm Đức Tâm, Lưu Thị Trâm Anh, Nguyễn Vũ Quốc Huy (2016), “Nghiên cứu tỉ lệ và các yếu tố liên quan thai to tại Bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ, năm 2015”, Tạp chí Phụ sản, 14 (3), tr. 31-37.

Nguyễn Đức Vy (2002), Các chỉ định MLT, Bài giảng sản phụ khoa tập II, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.

Tải xuống

Đã Xuất bản

08.05.2024

Cách trích dẫn

Nguyễn Thị Minh Phương. (2024). NHẬN XÉT TỈ LỆ VÀ CHỈ ĐỊNH MỔ LẤY THAI Ở 192 SẢN PHỤ SINH CON CON SO ĐỦ THÁNG, TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 354, NĂM 2022 . Tạp Chí Y học Quân sự, (369), 5. https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.433
 Ngày nhận bài      27-03-2024
 Ngày xuất bản      08-05-2024